Sóc Trăng rất hoan nghênh sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp đến với tỉnh để thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Bưởi da xanh Kế Sách - sản phẩm nổi tiếng tỉnh Sóc Trăng.
Sóc Trăng là một trong những địa phương đi đầu trong canh tác nông nghiệp hữu cơ. Toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 5.000ha diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ và 7.933ha diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ trên cây ăn trái.
Việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để từng bước nâng lên. Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ đang lan tỏa mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng nhìn chung, vấn đề liên kết ngành hàng vẫn còn khá yếu.
Tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch sẽ tăng cường mời gọi các công ty, doanh nghiệp để xây dựng những mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ thí điểm rồi nhân rộng, nhằm giúp sản phẩm hữu cơ của tỉnh không bị đánh đồng về giá bán, giúp nông dân tự tin, không lo ngại về đầu ra như phương thức sản xuất truyền thống.
Tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch chủ trì cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân, tạo ra những sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn, chất lượng quy định.
Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Sóc Trăng rất hoan nghênh sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp đến với tỉnh để thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
“Tỉnh sẽ luôn đồng hành với doanh nghiệp trong điều kiện cho phép để thực hiện nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề khuyến nông, khuyến ngư từ các nguồn kinh phí sự nghiệp theo quy định để xây dựng các mô hình cho nông dân”, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.
Được biết, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chính thức phê duyệt Đề án Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với tổng kinh phí trên 67 tỉ đồng. Mục tiêu của đề án là phát triển mạnh nền nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2030 trên cây lúa, cây ăn trái và rau màu.
Mô hình tôm - lúa hướng theo hữu cơ tại tỉnh Sóc Trăng.
Theo PGS-TS Dương Văn Chín - nguyên Phó viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phong trào rộng khắp thế giới. Nhiều nước ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, và Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp hạn chế thấp nhất hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc hại, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng, các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
Những nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa vào việc quay vòng mùa vụ, tận dụng các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật. Còn canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh...
Mục đích của nông nghiệp hữu cơ là bảo vệ môi trường, tăng năng suất của cây trồng, vòng quay đất đai, vật nuôi và quan trọng nhất là sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều tiến hành hướng dẫn, hỗ trợ và phát triển diện tích canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ. Bộ NN-PTNT cũng có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tiêu chuẩn và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đây là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam trên con đường hiện đại và hội nhập thế giới. Tuy nhiên, từ một nền sản xuất nông nghiệp bình thường, tiến lên một nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo tiêu chẩn của những nền nghiệp hiện đại và xuất khẩu của thế giới phải có quá trình.
PGS-TS Dương Văn Chín cũng cho rằng, vấn đề là chúng ta cần phải biết nhu cầu sản phẩm hữu cơ là bao nhiêu (về tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) để tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng một cách hợp lý.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cũng từng khẳng định, việc chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ là hướng đi dài hạn. Các bộ ngành đang làm việc với nhau để cân bằng giữa xuất với nhập, những nguyên vật liệu chính có tác động tới nông nghiệp. Vì thế, việc nông dân chủ động chuyển từ nguồn phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà còn mở ra cả một đường đi dài hạn.
Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được triển khai trên phạm vi 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Sóc Trăng; với 3 đối tượng sản xuất chính là Cây trồng (bao gồm Lúa; cây ăn trái (Nhãn xuồng, Thanh nhãn, Bưởi da xanh, Xoài cát chu, Mãng cầu gai, Sầu riêng Ri6, Dừa dứa, Ổi Rubi, Vú sữa tím, Chanh không hạt); Rau màu (hành tím, tỏi, rau các loại), Vật nuôi (Bò giống thịt, dê giống thịt) và Thủy sản (Tôm càng xanh, tôm sú, cá đồng). Chủ thể triển khai thực hiện Đề án là các Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,… sản xuất hữu cơ. |
Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều văn bản quy định về sản xuất và canh tác nông nghiệp hữu cơ gồm: - Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 1/8/2018 về sản xuất hữu cơ, chế phẩm bảo vệ thực vật hữu cơ và thuốc trừ sâu hữu cơ; - Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030. - Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 19/6/2019 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP; - Quyết định số 3211/QĐ-BNN-LN ngày 12/7/2016 của Bộ NN-PTNT về việc ban hành quy định kỹ thuật quốc gia về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; - Thông tư số 38/2017/TT-Bộ NN-PTNT ngày 4/12/2017 hướng dẫn việc thực hiện quy chế kiểm định sản phẩm nông nghiệp hữu cơ... |
H.Sơn (T/h)
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…