Bà con đang chăm sóc đàn ong.
HTX Nuôi ong Lang Chánh, (thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2021 với 20 thành viên tham gia, trung bình một hội viên nuôi từ 20 – 60 đàn ong. Hiện tại số đàn ong đang nuôi đã cho thu hoạch, cứ cách 10 - 15 ngày sẽ quay mật một lần.
Ông Lê Văn Đạt - GĐ HTX Nuôi ong Lang Chánh cho biết, với 250 đàn ong hiện có, HTX sẽ tiếp tục kết nạp thêm hội viên và nâng đàn lên 300 đến 350 đàn, dần xây dựng thương hiệu sản phẩm mật ong Chí Linh và là sản phẩm OCOP. Đồng thời, với số lượng ong như hiện nay, HTX tiếp tục kết nạp hội viên và nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong cho bà con nhân dân.
Khi mới đi vào hoạt động HTX Lang Chánh cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên được sự hỗ trợ kinh phí từ Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Lang Chánh, với mức 300.000đ/1 đàn ong, HTX đã nhanh chóng xây dựng các mô hình nuôi ong dưới tán rừng, nuoi ong ở chân núi đá, để ong bay đi tìm phấn hoa tự nhiên.
Đây chính là điều khác biệt mà mật ong mang tên Chí Linh đem lại, không những chất lượng mật thơm, ngon mà quy trình, kỹ thuật sản xuất mật cũng được các hội viên áp dụng đúng bài bản, để đem ra thị trường những chai mật ong được khách hàng tin dùng.
Để có sản phẩm mật ong đạt chất lượng tốt nhất, hợp tác xã cũng đã đưa ra các yêu cầu, kỹ thuật về khâu chăm sóc, đến khâu thu hoạch mật, nhằm tuyên truyền, hưỡng dẫn cho mọi thành viên trong hợp tác xã cùng nhau thực hiện.
Theo tính toán với số đàn như hiện tại thì trung bình mỗi mùa vụ, hợp tác xã sẽ thu khoảng hơn 150 đến 200 lít mật, với giá bán 200 nghìn đồng/chai 65ml, trừ chi phí, một gia đình nuôi từ 60 đàn mỗi mùa ong sẽ thu về 60 triệu đồng.
“Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở thị trấn đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Có được sản phẩm mật ong chất lượng và sản lượng tăng lên theo hàng năm, cũng như được người tiêu dùng đánh giá tốt, vấn đề cốt lõi nhất ở đây là phải giữ rừng, có giữ được rừng thì mới phát triển được nghề nuôi ong bền vững”, ông Vì Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lang Chánh phấn khởi nói.
Sớm xậy dựng thương hiệu mật ong Lang Chánh.
Đến nay, HTX Lang Chánh và bà con xã viên luôn quan tâm bảo vệ khoanh vùng nuôi và phát triển rừng. Bởi mật ong ở thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa khác hẳn so với mật ong ở những nơi khác là hoàn toàn nuôi theo tự nhiên.
Mật ong nơi đây như được kết tinh từ những tinh túy nhất của các loại hoa rừng. Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, hòa quyện sánh mịn, vàng óng, thơm ngon, bổ dưỡng tạo nên một sản phẩm không lẫn vào đâu được.
Đây là sự độc đáo để thị trấn Lang Chánh hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP mang tên "Mật ong Chí Linh”. Hiện nay, qua kiểm tra khảo sát, sản phẩm “Mật ong Chí Linh” đã được Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Lang Chánh đưa vào danh sách những sản phẩm tiềm năng để xét sản phẩm OCOP năm 2022.
Từ đó hình thành nên chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cung ứng sản phẩm cho thị trường và phục vụ du khách du lịch trong tương lai.
Đồng thời, để sản phẩm “Mật ong Chí Linh” vươn xa ra thị trường, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành có liên, HTX Nuôi ong Lang Chánh tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến mật ong, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm “Mật ong Chí Linh” đến với với các hệ thống siêu thị, nhà hàng lớn trong nước để phục vụ người tiêu dùng, góp phần xây dựng đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Lương Ngọc Thỏa (Đài Truyền thanh huyện Lang Chánh)
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Sự kiện “Linh Thiêng Hào Khí Thăng Long, Rạng Danh Con Cháu Lạc Hồng – Doanh Nhân Đất Việt Chắp…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…