Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã nhân rộng đáng kể diện tích trồng thanh long để có thể tự cung cấp một lượng lớn cho thị trường quốc gia tỉ dân, qua đó giảm sự phụ thuộc vào thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.
Rất nhiều hộ nông dân đang phải tự chặt phá vườn thanh long của mình để chuyển đổi sang cây trồng khác
Vài năm trước, cây thanh long được coi là “gà đẻ trứng vàng” cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Có những thời điểm, thanh long được thu mua tại vườn với mức giá tới 30.000 đồng/kg, trong khi chỉ cần bàn với giá 10.000 đồng/kg là nông dân đã hòa vốn. Còn hiện tại, giá thanh long tụt thê thảm chỉ còn vài nghìn đồng/kg cũng không có thương lái đến thu mua.
Câu chuyện ùn tắc nông sản ở các cửa khẩu phía Bắc được coi là lý do chính khiến giá thanh long giảm thời gian gần đây, nhưng thực tế còn nhiều nguyên nhân khác.
Theo tiến sĩ Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác (thuộc Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT II - Bộ NN&PTNT), thực tế cây thanh long đã qua thời hoàng kim. Việt Nam đã không còn “một mình một chợ” trong việc cung cấp thanh long cho các thị trường.
Cụ thể, trước đây Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam và gần như phụ thuộc vào chúng ta, nhưng hiện nay quốc gia đông dân nhất thế giới đã “tự cung tự cấp” được một lượng lớn. Theo thống kê, năm 2010 Trung Quốc mới chỉ có 11.000 ha thanh long thì đến nay diện tích đã tăng gần 5 lần lên 53.000 ha, chỉ kém diện tích trồng thanh long của Việt Nam 11.000 ha. Đặc biệt, sản lượng thanh long của Trung Quốc đã lên đến 1,6 triệu tấn/năm, cao hơn sản lượng của Việt Nam (1,3 triệu tấn/năm).
Ngay cả một quốc gia nhỏ bé như Campuchia cũng đang nhân rộng diện tích trồng thanh long, từ 3.200 ha 5 năm trước lên thành 12.800 ha hiện tại. Nên việc xuất khẩu thanh long ở các cửa khẩu phía Tây cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Không còn “một mình một chợ”, lại bị ùn tắc ở cửa khẩu, thanh long đang trở thành gánh nặng cho bà con. Bởi nếu cứ tiếp tục cố bỏ công sức, tiền của vào vườn thanh long, nhiều nông hộ sẽ đối mặt với nguy cơ kiệt quệ, phá sản.
Chính vì thế, tại “vựa thanh long” lớn nhất cả nước Bình Thuận, nhiều nơi bà con đã phải gạt nước mắt phá vườn. Cụ thể, tại huyện Hàm Thuận Bắc, một trong hai vùng thanh long trọng điểm của Bình Thuận (cùng với huyện Hàm Thuận Nam), nhiều nông dân tại các xã Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Thắng… đã phá bỏ cây trồng này với diện tích từ 100-360 ha. Tính từ đầu năm 2021 đến nay toàn huyện có khoảng 1.500 ha thanh long bị phá bỏ.
Nhưng ngay cả phá vườn thanh long cũng gây ra nhiều khó khăn cho bà con. Tính ra, để nhổ 3.000 gốc thanh long, nông dân sẽ phải bỏ ra 200 triệu đồng để thuê máy móc và phí vận chuyển. Còn sau đó, bà con sẽ tìm cách chuyển đổi sang trồng mít, mãng cầu, dừa xiêm hoặc hoa màu nào đó để có thêm thu nhập.
Không đánh giá được đúng tiềm năng của thị trường để rồi trồng thanh long hàng loạt, cộng với câu chuyện ùn tắc nông sản năm nào cũng xảy ra ở cửa khẩu, nông dân Việt Nam đang là những người chịu thiệt. Công sức, tiền của, mồ hôi và cả máu bỏ ra cho những vườn thanh lòng trĩu quả giờ đổi lại thành gánh nặng. Bài học đắt giá không chỉ cho ngành thanh long, bởi câu chuyện “cung – cầu” mãi là muôn thủa…
Hà Dũng
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Sau 7 năm miệt mài 'bồi bổ sức khỏe' đất, tuân thủ '5 không' trong sản xuất hữu cơ, An…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Một trong những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lựa chọn các vật tư đầu vào,…
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Được trồng thuận theo tự nhiên, hiện nay tỉnh Ninh Thuận có hàng ngàn ha điều đạt chuẩn hữu cơ…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…