Sáng 12/10, tại Sàn Giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị, 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm: “Vi sinh vật và Nông nghiệp Hữu cơ”. Sự kiện được Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị phối hợp tổ chức. Tài trợ cho buổi Toạ đàm là Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công và Bio Việt, là những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hữu cơ chất lượng như cà phê, đông trung hạ thảo...
Hai diễn giả của buổi Toạ đàm là GS.TS. NGND Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp Tiên Tiến và PSG. TS Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ Công nghệ sinh học Hữu cơ (thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam). Tham gia buổi Toạ đàm là các nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực ứng dụng vi sinh vật vào sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ.
GS.TS. NGND Nguyễn Quang Thạch trình bày về những lợi ích khi sử dụng “Vi sinh vật hữu hiệu tiên tiến”
Ở phần trình bày của mình, GS.TS. NGND Nguyễn Quang Thạch công bố công trình nghiên cứu của ông và các cộng sự về đề tài “Vi sinh vật hữu hiệu tiên tiến”, để từ đó sản xuất ra chế phẩm sinh học hữu hiệu KMINA có các tác dụng như sau:
- Ủ cá làm dinh dưỡng đạm cá không có mùi hôi.
- Ủ lên men thức ăn gia súc làm giàu dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Ủ phân rác bã hữu cơ hoại mục, làm phân bón hữu cơ.
- Mùn hoá các chất bã và chất thải hữu cơ. Sản xuất ra các chất dễ tiêu từ các chất cao phân tử để cây trồng dễ hấp thụ.
- Ngăn ngừa các bệnh sinh ra từ đất.
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tạo sản phẩm an toàn hữu cơ chất lượng cao.
- Khử mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi.
- Xử lý rác thải, khử mùi hôi thối của rác và nước thải.
Còn PSG. TS Trần Thị Hạnh trình bày về “Ứng dụng vi sinh vật bản địa trong canh tác Nông nghiệp Hữu cơ”.
Ưu điểm lớn nhất của việc ứng ụng vi sinh vật bản địa vào sản xuất nông nghiệp, theo PGS. TS Trần Thị Hạnh là có thể “bắt” vi sinh vật có ích ở bất cứ đâu, đi đến đâu bắt đến đó ngoài tự nhiên. Sau đó, những vi sinh vật bản địa có ích này sẽ được nhân bản để thả lại vào tự nhiên, hoặc được dùng để tạo ra chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất, chất lượng, đồng thời giảm giá thành đầu vào.
PSG. TS Trần Thị Hạnh (trái) trình bày về những ưu điểm khi sử dụng vi sinh vật bản địa trong sản xuất nông nghiệp
Với những lợi ích như vậy, PSG. TS Trần Thị Hạnh hi vọng có thể kết hợp nghiên cứu, chuyển giao với cá nhân cơ quan, viện nghiên cứu, công ty và doanh nghiệp.
Ở phần thảo luận, các đại biểu là các nhà khoa học, doanh nghiệp đều đánh giá rất cao những công trình nghiên cứu của GS.TS. NGND Nguyễn Quang Thạch và PGS. TS Trần Thị Hạnh và những thành công được áp dụng trong thực tế, bởi đây là những đề tài có tính thực tiễn rất cao và đã được ứng dụng trong sản xuất. Đồng thời, các đại biểu đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về ứng dụng vi sinh vật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ.
Các đại biểu đặt câu hỏi cho 2 diễn giả của buổi Toạ đàm rất sôi nổi và hữu ích
Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam, Phạm Đình Nam (thứ 2 từ phải sang) tặng hoa cho 2 diễn giả của buổi Toạ đàm
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm
Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam, Phạm Đình Nam (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh kỉ niệm cùng các thành viên của Công ty Bio Việt, một trong 2 đơn vị tài trợ cho buổi Toạ đàm
Hà Dũng
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Nhận thấy được nhiều lợi ích lâu dài, nông dân ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ngày càng hưởng ứng…
Mô hình Cánh đồng sạch, không đốt rơm rạ cùng với đó người dân được tập huấn và hướng dẫn cách…
Ngày hội Hữu cơ châu Á đồng thời là Ngày Hữu cơ Việt Nam được Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Canh tác chè hữu cơ giúp duy trì và cải thiện các đặc tính, chức năng của đất, các chỉ tiêu về…
Tích cực đổi mới, đoàn kết làm giàu và giảm nghèo bền vững, nhiều nông dân xã Ninh Loan, huyện…
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
Sáng 22-9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
Từ lâu, huyện Ba Chẽ được biết đến là địa phương có nhiều loài dược liệu quý như: Ba kích…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Khi đến mùa bo bo rừng chín, người dân lại mang theo các dụng cụ vào rừng hái quả về…
Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm 1/3 dân số thế giới và 60% sức mua toàn cầu, đặc…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…