16:05 06/05/22 Print

17.432 vụ vi phạm công trình thủy lợi chưa được xử lý

Đến nay, đã có 61/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo đến Tổng cục Thủy lợi về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong năm 2021.

Nhiều vi phạm công trình thủy lợi chưa được xử lý

Trong năm 2021, cả nước có 51.827 vụ vi phạm thuộc lĩnh vực thủy lợi đã được phát hiện, chủ yếu liên quan đến xây dựng công trình, lập bến bãi tập kết vật liệu, đào, lấp, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi.

Tỷ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao (34.395/51.828 vụ vi phạm, chiếm trên 66%); còn tồn đọng 17.432 vụ, chiếm tỷ lệ 33,63%.

Cụ thể, vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi đã xử lý được 31.357 vụ, còn lại 14.655 vụ. Vi phạm quy định đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi: đã xử lý được 544 vụ, còn lại 2.068 vụ chủ yếu là xả nước thải 1.734 vụ, số vụ vi phạm xả nước thải tồn đọng tập trung vào các vùng: Miền núi phía bắc và Bắc trung Bộ...

Các vi phạm được xử lý vừa qua chủ yếu là hình thức lập biên bản, nhắc nhở và phạt cảnh cáo, thiếu biện pháp xử lý mạnh (xử phạt, cưỡng chế, thu hồi) mang tính răn đe các đối tượng vi phạm.

Để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý và xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo công trình thủy lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2022, Bộ NN-PTNT đã có công văn tới UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương yêu cầu xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn được giao phụ trách; kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật các vụ việc tồn đọng, đặc biệt các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, gây bức xúc trong dư luận.

Tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định; tiếp tục triển khai thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và bàn giao mốc chỉ giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ...

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phối hợp với phòng cảnh sát môi trường thuộc công an các tỉnh, thành phố trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm công trình thủy lợi; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về các nội dung được cấp phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi.

Đồng thời, các Sở NN-PTNT cần tham gia việc cấp giấy phép môi trường và kiểm tra, giám sát hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật; công khai tình hình và kết quả xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên các phương tiện truyền thông…

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Nghị định nêu rõ hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Đồng thời, Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng.

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá 17.432 vụ vi phạm công trình thủy lợi chưa được xử lý

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Lộc Hà và Tập đoàn Quế Lâm thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp sạch

Lộc Hà và Tập đoàn Quế Lâm thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp sạch

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…

Lan toả giá trị nông nghiệp hữu cơ đến cộng đồng

Lan toả giá trị nông nghiệp hữu cơ đến cộng đồng

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế ngành nghề chủ lực

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế ngành nghề chủ lực

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…

Cần

Cần "vá" những "lỗ hổng" để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…

Hà Nội triển khai 12 mô hình lúa hướng theo hữu cơ, chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Hà Nội triển khai 12 mô hình lúa hướng theo hữu cơ, chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…

Ngành nông nghiệp được Ấn Độ quan tâm là một môi trường kinh doanh hấp dẫn

Ngành nông nghiệp được Ấn Độ quan tâm là một môi trường kinh doanh hấp dẫn

Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…

Diễn đàn quốc tế phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao: Khơi dậy những tiềm năng

Diễn đàn quốc tế phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao: Khơi dậy những tiềm năng

“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…

Tin mới cập nhật

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng