Đến năm 2020, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được triển khai ở 190 quốc gia, tăng 6,7% so với năm 2016. Tổng diện tích đất nông nghiệp canh tác hữu cơ đạt khoảng 74,9 triệu ha.
Trên 3,4 triệu nhà sản xuất nông sản hữu cơ trên thế giới
FiBL (Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ) cho biết, hiện nay diện tích canh tác nông nghiệp tập trung ở châu Úc, châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và châu Phi. Trong đó lớn nhất là châu Úc với 35,7 triệu ha canh tác hữu cơ, chiếm 47,6%.
190 quốc gia tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Đến nay đã có trên 3,4 triệu nhà sản xuất nông sản hữu cơ trên thế giới (tăng 125% so với năm 2016), trong đó quốc gia có nhiều cơ sở sản xuất hữu cơ nhất là Ấn Độ (gần 1,6 triệu), tiếp theo là Ethiopia (hơn 200 nghìn cơ sở) và Tanzania (gần 150 nghìn cơ sở).
Riêng khu vực châu Á, tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ là trên 6 triệu ha; trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ (2,7 triệu ha), Trung Quốc (trên 2,4 triệu ha), Việt Nam đứng thứ 9/10 nước với trên 63 nghìn ha diện tích trồng trọt hữu cơ, có gần 2 triệu nhà sản xuất hữu cơ và tập trung phần lớn tại Ấn Độ.
Về tiêu chuẩn, trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ hiện nay có tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn của CODEX, tiêu chuẩn của IFOAM), đây là những tiêu chuẩn mang tính hướng dẫn, ít được sử dụng để chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
Tiêu chuẩn khu vực, hiện có quy định của Liên minh châu Âu, tiêu chuẩn ASEAN, tiêu chuẩn Đông Phi, tiêu chuẩn của các nước châu Đại Dương... Trong đó, tiêu chuẩn ASEAN mới đề cập đến sản xuất hữu cơ nói chung và trồng trọt hữu cơ, chưa đề cập đến chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
Tiêu chuẩn quốc gia, hầu hết các nước trên thế giới đều đã có tiêu chuẩn hoặc quy định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, việc quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo phương pháp Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System - PGS) đang được nhiều nước quan tâm và áp dụng.
Về thương mại, tổng giá trị thương mại sản phẩm hữu cơ toàn cầu năm 2020 đạt 116,8 tỉ USD (tăng 1,3 lần so với năm 2016), trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ 47,9 tỉ USD (chiếm hơn 41% giá trị tiêu thụ toàn cầu), Đức (14,5 tỉ USD) và Pháp (12,3 tỉ USD).
Tuy nhiên, tính theo mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên đầu người/năm thì nhiều nhất là Thụy Sỹ (405 USD), Đan Mạch (372 USD) và Luxembourg (276 USD).
Thị trường có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2020 là Canada (26,1%), Trung Quốc (23%) và Đức (22,3%). Đây là những thị trường tiềm năng cho nông sản hữu cơ Việt Nam thời gian tới.
Nước nào xuất khẩu SPHC lớn nhất vào thị trường EU?
Chia sẻ về xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ (thực phẩm và đồ uống hữu cơ) trên thị trường toàn cầu tăng 15% lên 129 tỷ USD vào năm 2020.
Thị trường bán lẻ sản phẩm hữu cơ năm 2021
Thị trường sản phẩm hữu cơ (SPHC) chỉ đạt 18 tỷ USD vào năm 2000. Doanh thu đã vượt mốc 100 USD vào năm 2018. Thị trường đã tăng mạnh lên 188 tỷ USD vào năm 2021, và ước đạt 208 tỷ USD năm 2022.
Bắc Mỹ và châu Âu chiếm hầu hết doanh số bán hàng, với 90% thị phần. Tuy nhiên, hầu hết tăng trưởng đến từ các khu vực khác, đặc biệt là châu Á. Thị trường SPHC đang trở nên quan trọng ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...
Theo khảo sát của FiBL, tổng doanh thu bán lẻ lên tới gần 121 tỷ euro vào năm 2020. Quốc gia có thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất là Hoa Kỳ (49,5 tỷ euro), tiếp theo là Đức (15 tỷ euro), Pháp (12,7 tỷ euro) và Trung Quốc (10,2 tỷ euro). Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, tiếp theo là Liên minh Châu Âu (44,8 tỷ euro) và Trung Quốc (Hình 81). Theo khu vực, Bắc Mỹ dẫn đầu (53,7 tỷ euro), tiếp theo là châu Âu (52 tỷ euro) và châu Á (12,5 tỷ euro).
Về phân bố doanh số bán lẻ theo quốc gia năm 2020: Mỹ 41%, Đức 12%, Pháp 11%, Trung Quốc 8%, Canada 4%, khu vực khác 24%. Về phân bố doanh số bán lẻ theo khu vực năm 2020: Châu Âu 43%, Bắc Mỹ 45%, châu Á 10%, châu Đại dương 1%.
Tính đến năm 2021, 10 nước có khối lượng nhập khẩu SPHC lớn nhất EU là: Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp, Italya, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ireland, Ban Lan. 10 nước có khối lượng xuất khẩu SPHC lớn nhất vào thị trường EU gồm: Ecuador, Cộng hòa Dominican, Trung Quốc, Ukranie, Peru, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Brazil, Mexico.
Ông Tiến cho biết thêm, nhập khẩu rau quả hữu cơ là nhóm SPHC được các nước nhập khẩu lớn nhất với 1,29 triệu tấn trong năm 2020 (chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu SPHC).
Trong đó, lớn nhất là trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị (65%). Nhập khẩu trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị năm 2020 tăng mạnh lên 0,84 triệu tấn (+9%). Nhập khẩu cam quýt (+31%) và trái cây hữu cơ khác (+7%). Trong khi đó nhập khẩu các loại nước trái cây hữu cơ giảm (-11%).
An Lãng
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
Cà phê là đồ uống rất quen thuộc và có nhiều tác dụng tốt, nhưng cà phê hữu cơ ngoài…
Có hàng trăm lý do để bạn nên yêu hữu cơ, nhưng dưới đây là 4 lý do chính bạn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…