Thứ sáu 18/07/2025 01:24Thứ sáu 18/07/2025 01:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Hồ Nặm Cắt nhìn từ trên cao.

Vị trí đắc địa, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn

Hồ Nặm Cắt nằm trên các tuyến du lịch huyết mạch như trục cao tốc CT07 Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng và trục thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể. Đây chính là cửa ngõ chiến lược để phát triển du lịch liên kết vùng, tạo điều kiện lý tưởng thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Nằm gọn trong một thung lũng lòng chảo rộng lớn, hồ Nặm Cắt được bao bọc tứ phía bởi những dãy núi trùng điệp với độ cao từ 132 đến 600 m so với mực nước biển. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời xanh ngắt, được điểm xuyết bởi những thảm rừng nguyên sinh trải dài bất tận.

Với diện tích mặt nước khoảng 87,68 ha, Nặm Cắt không chỉ là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Bắc Kạn mà còn là trung tâm sinh thái đặc hữu, nơi tụ hội của các hệ sinh vật phong phú. Nước hồ trong xanh quanh năm, mát lạnh vào mùa hè và bốc sương mờ ảo trong mùa đông, tạo nên một không gian huyền ảo...

Cảnh quan nơi đây được chia thành 4 vùng chủ đạo: Không gian mặt nước hồ là linh hồn của toàn khu vực, trải dài theo hướng Tây - Đông như một dải lụa mềm ôm lấy thung lũng; cảnh quan rừng sinh thái chiếm phần lớn diện tích bao quanh hồ gồm các cánh rừng rậm nguyên sinh và rừng phòng hộ; cảnh quan nông nghiệp ven hồ là những vườn cây ăn quả, vườn chè, tạo nên sự đa dạng cảnh quan và mở ra cơ hội phát triển du lịch canh nông, trải nghiệm thu hoạch cùng người dân bản địa; cảnh quan làng bản gồm những ngôi nhà sàn mái ngói của người Tày, Dao ẩn hiện dưới tán cây, bên bờ suối nhỏ, tạo nên không gian yên bình, ấm cúng, phù hợp để phát triển mô hình du lịch homestay gắn với văn hóa truyền thống.

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, vùng hồ Nặm Cắt còn là không gian lưu giữ bản sắc văn hóa đậm đà của cộng đồng các dân tộc Tày, Dao, Nùng; những lễ hội truyền thống như Lồng tồng, cấp sắc; những làn điệu Then, Sli, Lượn vang lên giữa núi rừng....

Dân số trong vùng quy hoạch khoảng 7.648 người, phần lớn sống bằng nông - lâm nghiệp. Đây là lực lượng lao động tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, từ dịch vụ homestay, chế biến món ăn truyền thống đến hướng dẫn viên bản địa.

Chị Hoàng Thị Lanh, một phụ nữ Tày tại thôn Nà Dì chia sẻ: “Tôi mong sắp tới có nhiều du khách. Bà con mình sẽ học thêm nghề du lịch, đón khách về nhà, nấu món ăn của người dân địa phương, giới thiệu văn hóa dân tộc mình. Vừa có thêm thu nhập, vừa tự hào vì được giữ gìn truyền thống”.

Dẫu tiềm năng rất lớn nhưng hồ Nặm Cắt vẫn đứng trước không ít thách thức. Địa hình khu vực có độ dốc lớn, phần lớn là đất rừng và đất nông nghiệp, chiếm tới hơn 86%, trong khi tỷ lệ đất thuận lợi xây dựng chưa cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện tại còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là giao thông kết nối trực tiếp đến hồ.

Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan cũng là vấn đề sống còn đối với định hướng du lịch sinh thái. Việc đầu tư cần hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên, hạn chế tối đa việc san gạt, lấn chiếm lòng hồ hay tàn phá rừng.

Kiến tạo một quần thể du lịch sinh thái bền vững

Trong định hướng phát triển đô thị và du lịch của thành phố Bắc Kạn đến năm 2045, hồ Nặm Cắt không chỉ đơn thuần là một điểm du lịch sinh thái mà còn được quy hoạch trở thành trung tâm nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa vùng cao đặc trưng, đóng vai trò đầu tàu trong chuỗi sản phẩm du lịch xanh của tỉnh.

Theo Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt đã được phê duyệt, toàn khu vực hồ Nặm Cắt có tổng diện tích lên đến 1.675 ha, được chia thành nhiều phân khu chức năng đa dạng nhưng kết nối hài hòa, trong đó nổi bật là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp được quy hoạch nằm dọc theo bờ hồ, các khu bungalow, resort sẽ được xây dựng theo hướng thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu địa phương và hòa vào cảnh quan tự nhiên. Tại đây, du khách có thể tận hưởng sự yên tĩnh, trong lành và cảm nhận trọn vẹn nhịp sống chậm của núi rừng.

Khu du lịch tâm linh sẽ tận dụng những điểm cao trên các sườn đồi, được quy hoạch tinh tế với các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp với các hoạt động lễ hội văn hóa đặc trưng của người Tày, Dao, Nùng.

Không gian trải nghiệm dưới tán rừng Phặc Tràng là khu vực trọng điểm của du lịch sinh thái trải nghiệm, nơi du khách có thể cùng người dân đi rừng hái thuốc, làm nông nghiệp canh tác hữu cơ, hoặc đơn giản là thư giãn trong các chòi tre nghỉ chân giữa thiên nhiên hoang sơ.

Khu vui chơi giải trí và dịch vụ hỗn hợp tập trung các tiện ích hiện đại như bến thuyền, quảng trường tổ chức sự kiện, khu ẩm thực - nơi tái hiện đặc sản địa phương và không gian trình diễn văn hóa bản địa.

Làng xóm sinh thái và khu dân cư hiện hữu không bị tách rời khỏi phát triển, các thôn bản như Bản Bung, Nà Dì được giữ gìn và tôn tạo, đồng thời quy hoạch để tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch cộng đồng như homestay, thủ công truyền thống...

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Phối cảnh tổng thể khu vực quy hoạch hồ Nặm Cắt.

Trung tâm hội nghị và giới thiệu sản phẩm OCOP là nơi tổ chức các sự kiện du lịch, hội thảo chuyên đề, trưng bày sản phẩm đặc sản Bắc Kạn nhằm quảng bá thương hiệu địa phương ra ngoài tỉnh và quốc tế.

Điểm đặc biệt của quy hoạch hồ Nặm Cắt là bảo tồn đi đôi với phát triển. Mọi hoạt động đầu tư xây dựng đều phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ hệ sinh thái hồ, tránh lấn chiếm rừng, đảm bảo hành lang an toàn sông suối và tôn trọng cấu trúc văn hóa - xã hội bản địa.

“Chúng tôi xác định, hồ Nặm Cắt không chỉ là một điểm đến mà sẽ là biểu tượng của lối sống xanh và phát triển bền vững tại Bắc Kạn. Mỗi phân khu trong Quy hoạch đều góp phần làm giàu thêm trải nghiệm du khách, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân địa phương” - ông Trịnh Văn Lập, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quy hoạch Xây dựng, đơn vị tư vấn xây dựng Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt nhấn mạnh.

Không đơn thuần là một dự án quy hoạch hạ tầng mà Bắc Kạn xác định đây là một tầm nhìn phát triển toàn diện, nơi kinh tế, môi trường và văn hóa cùng được đặt lên bàn cân để tạo nên một tương lai du lịch bền vững, bao trùm và đáng sống cho người dân vùng hồ. Do đó, tỉnh đang huy động đa nguồn lực xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là kêu gọi các doanh nghiệp chiến lược trong lĩnh vực nghỉ dưỡng và du lịch xanh, tạo một cú hích mạnh mẽ để thực sự “thức tỉnh” được tiềm năng du lịch của hồ Nặm Cắt.

Bài liên quan

Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong là một món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được chế biến từ củ dong riềng. Mỗi vùng miền lại có những bí quyết riêng để tạo ra những sợi miến thơm ngon, đặc trưng. Trong đó, miến dong Bắc Kạn nổi tiếng với chất lượng hảo hạng, sợi miến dai ngon, trong suốt, không bị nát khi nấu. Nhờ chất lượng vượt trội, miến dong Bắc Kạn đã khẳng định được vị thế trên thị trường và được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Hà Nội đón mưa lớn, miền Bắc cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Hà Nội đón mưa lớn, miền Bắc cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Hà Nội chuẩn bị đón chuỗi ngày mưa dông kéo dài trong 10 ngày tới, với nền nhiệt độ dao động từ 25-33 độ C.
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Bắc Kạn là địa phương có tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ rất lớn vì có những điều kiện rất tốt để sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các yếu tố về đất đai, không khí, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.
Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa

Từ một địa phương được biết đến là huyện nghèo, nay Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã từng bước được định vị trên bản đồ du lịch với dấu ấn rất riêng như: Suối khoáng nóng Trạm Tấu; Săn mây Tà Chì Nhù; Lau Camping Phình Hồ... thu hút đông đảo du khách thập phương, góp phần phát triển kinh tế tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Bắc Kạn: Nỗ lực tìm kiếm người rơi xuống hố sụt lún, mất tích

Bắc Kạn: Nỗ lực tìm kiếm người rơi xuống hố sụt lún, mất tích

Thông tin từ UBND huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, khoảng 21 giờ ngày 26/5/2025 xảy ra vụ tai nạn khi người đi xe máy với tốc độ cao không chú ý đã đâm vào khu vực đang được rào chắn, cảnh báo nguy hiểm tại vị trí hố sụt lún lớn nằm giữa dải phân cách Quốc lộ 3B thuộc địa phận thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư.
Bắc Kạn thiệt hại gần 45 tỷ đồng do lũ quét, sạt lở đất đá

Bắc Kạn thiệt hại gần 45 tỷ đồng do lũ quét, sạt lở đất đá

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động mạnh, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đêm 17 đến rạng sáng ngày 18/5 có mưa vừa, mưa to đến rất to, tập trung ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn.
“Tinh chất quý” từ củ nghệ nếp vàng của vùng núi cao Bắc Kạn

“Tinh chất quý” từ củ nghệ nếp vàng của vùng núi cao Bắc Kạn

Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà là đơn vị đi đầu trong công nghệ Nano đặc biệt chiết xuất tinh chất quý từ củ nghệ nếp vàng vùng núi Bắc Kạn (khoa học đặt tên là Curcumin) trên dây chuyền công nghệ hiện đại kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào theo quy trình GACP-WHO và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của Bộ Y Tế và ISO 22000.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ, với dáng vẻ mạnh mẽ, vươn cao và tán lá xòe rộng như những chiếc quạt khổng lồ, là một biểu tượng quen thuộc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan đặc trưng, cây cọ còn có giá trị kinh tế và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua loạt giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến ứng dụng năng lượng tái tạo và truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định EUDR của Liên minh châu Âu, tỉnh Lâm Đồng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh và bền vững.
Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc

Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc' Vịnh Bắc Bộ

Cát Bà, hòn đảo lớn nhất trong quần thể gần 2.000 hòn đảo trên Vịnh Lan Hạ, từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển cát trắng mịn, làn nước trong xanh, những dãy núi đá vôi hùng vĩ và Vườn Quốc gia đa dạng sinh học, Cát Bà hứa hẹn mang đến một kỳ nghỉ trọn vẹn với nhiều trải nghiệm khó quên.
Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Xanh hóa kinh tế là trách nhiệm toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững bằng cách giảm tác động môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy năng lượng sạch và tạo ra một tương lai thịnh vượng, hài hòa với thiên nhiên cho mọi quốc gia.
Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính