Trước việc giá thanh long tụt thê thảm do ùn tắc ở cửa khẩu phía Bắc, Bình Thuận đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm bớt thiệt hại cho người nông dân, đồng thời phát triển thị trường xuất khẩu tới nhiều nước.
Bình Thuận đưa ra nhiều giải pháp để giải cứu thanh long
Là một trong những tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, nhưng hiện nay nông dân ở Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn do giá tụt thê thảm. Do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nên việc ùn tắc xuất khẩu thanh long ở các cửa khẩu phía Bắc đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thu mua.
Chính vì thế, Sở Công thương Bình Thuận đã đưa ra một số giải pháp cả trước mắt và lâu dài để hạn chế tối đa thiệt hại cho người nông dân, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để thanh long tiếp tục là thế mạnh của xuất khẩu hoa quả Việt Nam.
Ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, thời gian tới Sở Công Thương Bình Thuận sẽ tiếp tục theo dõi, trao đổi thường xuyên với Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để nắm bắt tình hình.
Nếu tình trạng ùn tắc vẫn tiếp diễn, Sở sẽ khuyến cáo các doanh nghiệp không đưa xe lên các cửa khẩu phía Bắc, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long phân ra nhiều cửa khẩu, tránh tập trung vào một cửa khẩu để hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa khi thu hoạch rộ.
Ngoài ra, để đảm bảo duy trì thị trường Trung Quốc, Sở Công Thương sẽ vận động doanh nghiệp chú trọng, quan tâm thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương, liên hệ chủ hàng để đàm phán, chuyển dần sang hình thức xuất khẩu chính ngạch thanh long bằng đường biển, đáp ứng các quy định như: Tem nhãn; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; chỉ dẫn vùng trồng; kiểm nghiệm, kiểm dịch; quy cách đóng gói; chất lượng, chủng loại…
Còn để giải bài toán tiêu thụ thanh long lâu dài với giá có lợi cho nông dân, Sở Công thương Bình Thuận sẽ tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 3049 ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh về phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long Bình Thuận trong và ngoài nước giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào thị trường các nước, song vẫn chú trọng củng cố và mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống hiện có. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập và mở thêm các thị trường mới, tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch đạt 50 - 60 triệu USD/năm và nâng dần tỉ lệ tiêu thụ nội địa lên mức 22 - 25%.
Để đạt các mục tiêu kể trên, Bình Thuận đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài để phát triển và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu thanh long. Tỉnh sẽ tổ chức các đoàn khảo sát, giao thương để tìm hiểu, mở thêm thị trường mới, tiềm năng cho việc xuất khẩu thanh long nhằm hạn chế rủi ro và giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Cùng với đó, thanh long sẽ nỗ lực mở rộng thị trường vào các nước có tiềm năng và đã kí Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như: Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh hay các quốc gia Trung Đông…
Việc quảng bá thương hiệu thanh long với các nhà phân phối, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở thêm các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ được Bình Thuận và Hiệp hội thanh long Việt Nam đẩy mạnh. Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm để nghề trồng thanh long phát triển bền vững, lâu dài.
Cuối cùng, để nâng cao chất lượng thanh long nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu thanh long hay thị trường trong nước, Bình Thuận còn chủ trương trồng thanh long sạch, thanh long hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Hà Dũng
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…