Khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị từ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến các sản phẩm mắc ca hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP...
Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang thu hoạch hạt mắc ca. Ảnh: Phan Tuấn/LĐ
Công nghệ chế biến mắc ca ở Việt Nam còn đơn giản
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh vừa có buổi làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các đơn vị liên quan về việc xây dựng Đề án “Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”.
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến nay, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích 18.840 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 8.840 tấn hạt tươi/năm. So với định hướng quy hoạch, diện tích mắc ca đã trồng vượt 8.900 ha, đạt 189,5% so với quy hoạch.
Trong tổng diện tích mắc ca hiện nay, có 11.943,1 ha, tuổi từ 1-4, chiếm 63,4%; diện tích cho thu hoạch 6.896 ha, chiếm 36,6 % diện tích. Mắc ca ở vùng Tây Bắc chủ yếu mới được trồng trong những năm gần đây với diện tích 6.274,6 ha (chiếm 82%), diện tích cho thu hoạch mới đạt 18 %. Đối với vùng Tây Nguyên, diện tích Mắc ca đang cho thu hoạch là 5.228,8 ha (chiếm 53%).
Tính đến tháng 5/2021, cả nước có 60 cơ sở sơ chế và 72 cơ sở chế biến mắc ca với tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu 7.315 tấn hạt.
Tại khu vực Tây Bắc, năng suất trung bình của cây mắc ca ở tuổi 7 trở lên đạt 3 tấn hạt tươi/ha đối với phương thức trồng thuần, cao gấp 1,63 lần so với vùng nguyên sản Úc (1,8 tấn/ha).
Ở khu vực Tây Nguyên, năng suất trung bình ở tuổi 7 trở lên đạt 4,0 tấn hạt tươi/ha đối với phương thức trồng thuần và 2,8 tấn hạt tươi/ha, cao gấp 2,17 lần so với vùng nguyên sản Úc.
Đánh giá về thực trạng cây mắc ca hiện nay, ông Nguyễn Quốc Trị cho biết, công nghệ chế biến mắc ca ở nước ta còn đơn giản, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao. Thiếu sự đồng bộ về cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mắc ca.
Sản xuất cây giống một cách vô trách nhiệm
Tại buổi làm việc, GS Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam thông tin, sản lượng chế biến và quy mô giao dịch thương mại hạt mắc ca trên thế giới tăng từ 27.894 tấn nhân năm 2010 lên 62.875 tấn nhân vào năm 2020.
Tuy nhiên, cho tới nay, sản lượng mắc ca trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh (ngồi giữa) làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam
Theo dự báo của Hiệp hội Quả khô thế giới (INC), đến năm 2030 lượng cung hạt mắc ca mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, Việt Nam cần đầu tư và có chiến lược tốt để nắm bắt cơ hội và phát triển cây mắc ca.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số nước có thể trồng mắc ca như Úc, Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có 2 vùng khí hậu đặc biệt phù hợp là Tây Bắc, Tây Nguyên, song theo GS Nguyễn Lân Hùng cây mắc ca của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
Phân tích cụ thể hơn, GS Hùng biết do giai đoạn đầu cây mắc ca mới được vào Việt Nam nên một số cơ sở đã vội vàng sản xuất cây giống một cách vô trách nhiệm. Họ đưa ra giống dởm, giống kém chất lượng nên nhiều cây không ra quả hoặc ra quả rất ít.
Mặt khác, quá trình trồng mắc ca không đảm bảo, người dân không chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng kỹ thuật, dẫn đến vườn mắc ca đạt sản lượng thấp.
Trên thực tế, Việt Nam đã có những dự án thất bại như ca cao, cao su trồng ở Tây Bắc, tạo ra một cái tâm lý giống như sợ sệt, hoài nghi.
“Ngay cả bây giờ khi triển khai dự án nhiều người vẫn có những hoài nghi như vậy. Mặc dù mắc ca là cây trồng triển vọng, nhưng phần lớn nông dân vẫn e dè chưa dám đầu tư trồng”, ông Hùng phản ánh.
Theo tính toán của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, chi phí trồng cây mắc ca dao động từ 200- 300 triệu đồng/ha, còn nếu trồng xen cây mắc ca với cây cà phê thì chi phí chỉ còn từ 100- 120 triệu đồng/ha trong 5 năm đầu.
Hiện nay, vùng trồng mắc ca chủ yếu là đồi núi địa hình phức tạp, nguồn lao động đa số là đồng bào dân tộc miền núi, đời sống còn nhiều khó khăn, không có điều kiện về vốn để đầu tư trồng mắc ca thâm canh. Do đó, cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục, đặc biệt là giải pháp về vốn khi phát triển mắc ca trong thời gian tới.
Cần 14.793 tỷ đồng cho phát triển cây mắc ca giai đoạn 2021-2030
Dự thảo “Đề án Phát triển bền vững mắc ca đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” đặt mục tiêu 100.000 ha vào năm 2030 và 250.000 ha vào năm 2050. Đưa sản lượng hạt tươi đạt 185 ngàn tấn/năm đến năm 2030, tương đương 46.250 tấn nhân.
Đối với chế biến, mục tiêu phát triển chế biến sâu với những sản phẩm mắc ca có chất lượng, giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2030 đạt giá trị 725 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD và đến năm 2050 đạt giá trị 2,5 tỷ USD.
Trong giai đoạn 10 năm tới cần xây dựng 6 cơ sở chế biến sâu với công suất mỗi cơ sở từ 10.000-20.000 tấn hạt tươi/năm; xây dựng 358 cơ sở chế biến mới.
Theo ước tính, tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2030 là 14.793 tỷ đồng. Trong đó, đề xuất ngân sách nhà nước 116,6 tỷ đồng để thực hiện các dự án ưu tiên về nghiên cứu, phát triển giống, hướng dẫn kỹ thuật.
Vốn xã hội hóa cần 14.676,5 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp, người dân, vốn vay, tài trợ, vốn hợp pháp khác, thực hiện những hoạt động: trồng và chăm sóc mắc ca, xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến sâu.
Mắc ca được coi là “nữ hoàng của các loại hạt”
Đánh giá cao dự thảo đề án của Tổng cục Lâm nghiệp, song Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu, đề án cần tiếp tục đánh giá sâu về thực trạng cây mắc ca trong những năm gần đây về mặt kinh tế, kỹ thuật, diện tích trồng xen kẽ…
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cần làm rõ vấn đề thích nghi, hiệu quả, quỹ đất phát triển cây mắc ca tại các địa phương. Từ đó, mới đề xuất quy hoạch diện tích trồng mắc ca cụ ở từng khu vực cụ thể.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu xây dựng mắc ca Việt Nam có nhãn mác truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đạt chứng chỉ hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP nhằm tăng giá trị và quảng bá sản phẩm.
Hiện Đề án này đang trong giai đoạn thu thập ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, doanh nghiệp và xã hội để hoàn thiện trước khi trình lên Chính phủ.
Giai đoạn 2021-2030 chủ yếu tập trung phát triển mắc ca ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên cùng với 7 tỉnh Vùng khác đã có kết quả trồng thành công trong thời gian qua, bao gồm: Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên. Các tỉnh còn lại như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, tiếp tục theo dõi, đánh giá diện tích Mắc ca đang trồng thử nghiệm, khảo nghiệm để khẳng định sự thích hợp và tính hiệu quả trước khi phát triển trồng đại trà. |
Hải Sơn
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…