Thoát nghèo nhờ chăn nuôi gà hữu cơ
Mô hình chăn nuôi gà hữu cơ tại Ba Vì
Anh Trương Văn Tuyến (SN 1980, ở thôn Bài, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) chuyển về quê nuôi gà theo hướng hữu. Nhờ hướng đi mới này, gia đình anh kiếm hơn nửa tỷ mỗi năm.
Anh Tuyến vui mừng chia sẻ, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, với quy mô đàn hợp lý, chọn giống có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng quy định; chăm sóc chu đáo.
Đồng thời, công tác phòng trị bệnh phải nghiệm ngặt; tiêu thụ sản phẩm kịp thời; ghi chép theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh các khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay…
Ngoài ra, anh cũng lựa chọn giống năng suất, chất lượng cao, phù hợp với lợi thế từng vùng, từng địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng. Mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cấp phép sản xuất, có lý lịch con giống, đã được tiêm phòng vắc xin theo yêu cầu Thú y và được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Hiện nay, với diện tích chuồng trại hơn 1.000m2, mô hình của anh đã được đầu tư xây dựng khang trang, từ hệ thống ăn, uống nước, xử lý phân gà bằng dây truyền công nghệ cao. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng nuôi khoảng 1.000 – 1.200.000 con gà…
“Nhờ chăm sóc tốt từ lúc gà con đến khi xuất chuồng, khoảng từ 5 - 6 tháng, cả hai giống đều đạt trọng lượng từ 2,5 - 2,8kg/con; giá mỗi cân hơi gà thịt khoảng 200 – 220 nghìn đồng/kg. Nếu gà có trọng lượng cao hơn thì anh không bán theo cân mà theo giá thương lượng. Trừ chi phí gia đình anh “bỏ túi” hơn 600 triệu đồng/năm”, anh Tuyến khoe.
Xây dựng lộ trình phát triển bền vững
Người dân đổi đời nhờ chăn nuôi theo hướng hữu cơ
Chăn nuôi hữu cơ được hiểu là việc chăn nuôi sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, không sử dụng thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, đồng thời đảm bảo quyền lợi động vật và bảo vệ môi trường, sinh thái.
Để phát triển chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên cơ sở chăn nuôi bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Đây sẽ là hướng đi chiến lược cho ngành chăn nuôi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm có nguồn gốc động vật cho trên 90 triệu dân Việt Nam và hướng tới xuất khẩu.
Theo Cục Chăn nuôi, ưu tiên đầu tiên là sữa và sản phẩm sữa; tiếp đến là mật ong và sản phẩm mật ong; thịt bò, thịt trâu, thịt dê hữu cơ, thịt lợn hữu cơ rồi đến sản phẩm thịt gia cầm và trứng hữu cơ.
Đồng thời, nhằm tạo điều kiện để sản phẩm chăn nuôi hữu cơ trong nước có cơ hội phát triển, tạo động lực cho tái cơ cấu ngành chăn nuôi, theo Cục Chăn nuôi, cần ưu tiên áp dụng Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của ASEAN, áp dụng cho trồng trọt để sản xuất các loại ngũ cốc hữu cơ làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn hữu cơ cho vật nuôi. Đây là tiêu chuẩn phù hợp với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Lộ trình khả thi xây dựng các tiêu chuẩn hữu cơ cho các sản phẩm theo thứ tự ưu tiên: sữa, mật ong, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thịt bò, trâu, dê và lợn hữu cơ trên cơ sở các tiêu chuẩn của IFOAM quốc tế (Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ).
Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức trong ngành chăn nuôi, ưu tiên cho hợp tác xã, tổ, đội liên kết chăn nuôi hữu cơ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm hữu cơ cho thị trường trong nước và hướng tới các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Cùng với đó, tăng cường truyền thông về thuộc tính các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, quy trình sản xuất, chế biến và quy định chứng nhận tới cộng đồng, đặc biệt là người sản xuất, người tiêu dùng và người quản lý. Tăng cường đào tạo, tập huấn về chăn nuôi hữu cơ và thương mại sản phẩm chăn nuôi hữu cơ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: Việc nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến các loại thức ăn hữu cơ cho vật nuôi theo nhóm năng lượng, nhóm protein, nhóm vitamin, nhóm khoáng vi lượng. Phát triển các loại thuốc và chế phẩm sinh học có nguồn gốc hữu cơ để áp dụng trong chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng quy trình an toàn sinh học và chọn tạo các giống vật nuôi kháng bệnh và thích ứng với điều kiện chăn nuôi hữu cơ.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Đặc biệt, tích hợp công nghệ thông tin và công nghệ viễn thám để kiểm soát diện tích trồng cây thức ăn hữu cơ cho chăn nuôi, kiểm soát cơ sở chăn nuôi hữu cơ nhằm phục vụ việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ. Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá sự khác biệt về thuộc tính chất lượng, an toàn của sản phẩm chăn nuôi hữu cơ so với sản phẩm chăn nuôi cùng loại thông thường.
Về phát triển thị trường, trước mắt ưu tiên cho thị trường xuất khẩu và sau đó cho thị trường trong nước. Kết hợp các sản phẩm trồng trọt hữu cơ với các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ để phát triển sản phẩm chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm…
Xuân Hiền
(Thọ Xuân – Thanh Hóa) Hiện huyện Thọ Xuân phát triển mạnh diện tích cây ăn quả và phần lớn…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
Cà phê là đồ uống rất quen thuộc và có nhiều tác dụng tốt, nhưng cà phê hữu cơ ngoài…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…