09:01 27/01/22 Print

Cây dược liệu hốt bạc tỷ cho nông dân Lào Cai

Với tổng diện tích 107ha cây dược liệu, sản lượng ước đạt khoảng 107 tấn khô, sẽ mang về cho nông dân Bắc Hà (Lào Cai) trên 12 tỷ đồng. Trong đó, Đương Quy 10 tấn khô/10ha, Cát Cánh 94 tấn khô/94ha. Với cây Đẳng Sâm, nông dân đã thu hoạch xong được 18 tấn tươi (sơ chế được 3 tấn khô) và đã tiêu thụ hết.

Nông dân được mùa cây dược liệu

Gia đình anh Tráng A Củi ở thôn Tẩn Chư trồng hơn 5 kg giống cây dược liệu Cát Cánh. Hiện gia đình đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích, được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện về tận nơi thu mua với giá 20 nghìn đồng/kg.

So với vụ trước, củ dược liệu năm nay to hơn, mẫu mã đẹp hơn do thời tiết ủng hộ, có thể nói là được mùa, gia đình thu được trên 2,5 tấn củ tươi, mang về nguồn thu trên 50 triệu đồng.

"Dù giá năm nay ít nhiều giảm so với năm trước, song vẫn cao hơn nhiều lần so với cấy lúa, trồng ngô nên chắc chắn vụ tới gia đình tôi vẫn tiếp tục mở rộng trồng cây dược liệu quý này", anh Tráng A Củi phấn khởi nói.

Đồng thời, gia đình ông Tráng A Hùng thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Van Chư trồng trên 5.000m2 cây dược liệu Cát Cánh. Đến thời điểm hiện tại, gia đình đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chỉ chờ đến khi cán bộ khuyến nông xã thông báo lịch thu hoạch tại thôn, sẽ khẩn trương huy động anh em đổi công cho nhau để thu hoạch ngay cho kịp tiến độ.

Mặc dù, do thời tiết diễn biến thuận lợi, cây dược liệu sinh trưởng và phát triển tốt, cho củ to, mẫu mã đẹp, trữ lượng củ tươi dự kiến tăng cao hơn so với mọi năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu hoạch cũng như giá bán của các sản phẩm củ tươi.

Bà con khấn khởi được mùa dược liệu.

Trong đó phải kể đến xã Tả Văn Chư, một trong những vùng trọng điểm trồng cây dược liệu lớn nhất của huyện Bắc Hà, đến thời điểm này, bà con người Mông địa phương đã thu hoạch được trên 80% diện tích.

Ông Bùi Trọng Nam, Chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư cho biết: “Toàn xã Tả Văn Chư đang có 65ha cây dược liệu Cát Cánh đến kỳ cho thu hoạch củ. Năm nay do thời tiết ủng hộ nên trữ lượng củ tươi dự kiến tăng cao hơn mọi năm, ước đạt trên 300 tấn, đây là con số khá lớn từ trước tới nay”.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá bán sản phẩm có thấp hơn so với năm trước. 1kg củ tươi Cát Cánh năm trước được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thu mua 25 nghìn đồng/kg thì năm nay chỉ được 20 nghìn đồng/kg. Còn Đương Quy chỉ được 12.000 - 13.000 đồng/kg (năm trước là 20.000 đồng/kg).

Với giá bán như vậy, nông dân có giảm đi một phần lợi nhuận so với mọi năm. Tuy nhiên, xét về tổng quan hiệu quả kinh tế, cây dược liệu vẫn cho bà con thu nhập cao hơn so với các loại cây lương thực truyền thống như ngô, sắn... trước đây nhiều lần. Đặc biệt, do năng suất, chất lượng củ tươi cây dược liệu cao và tốt hơn mọi năm nên thu nhập của bà con vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, chính quyền xã Tả Văn Chư đang phối hợp tích cực cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai tổ chức thu hoạch củ cây dược liệu cho bà con theo hình thức cuốn chiếu, thu hoạch hết thôn này mới chuyển sang thôn khác. Bà con chỉ cần thu hoạch củ, chuyển đến nơi thuận lợi sẽ có xe của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đến tận nơi thu mua.

Vụ thu hoạch trước, nông dân xã Tả Văn Chư trồng trên 31,3ha cây dược liệu, thu được trên 154 tấn củ tươi Đương Quy và Cát Cánh, mang về tổng thu trên 4 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến nếu việc tiêu thụ tiếp tục diễn ra thuận lợi trong thời gian tới, toàn xã sẽ thu về trên dưới 6 tỷ đồng.

Đây là nguồn thu đáng mơ ước của đồng bào vùng cao nơi đây và càng minh chứng thêm hiệu quả kinh tế mang lại từ cây dược liệu. Lộ trình tới, xã Tả Văn Chư tiếp tục xác định cây dược liệu là cây trồng chủ lực, mũi nhọn của xã giúp bà con xóa nghèo, vươn lên làm giàu.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo với những diện tích trồng đã quá 3 năm (khoảng trên 20ha) sẽ chuyển sang trồng các cây trồng ngắn ngày khác như đậu tương, lạc… để luân canh, cải tạo đất.

Theo bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà cho biết, niên vụ 2020 - 2021, nông dân Bắc Hà trồng 107 ha cây dược liệu, chủ yếu với 2 loại chính là Đương Quy và Cát Cánh.

Hiện nay, bà con các xã đang phối hợp tích cực cùng cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành thu hoạch lần lượt trên tất cả các cánh đồng.

Lũy kế đến giữa tháng 15/12/2021 đã thu được tổng 302 tấn củ tươi, đang tiến hành sơ chế (rửa, sấy) tại xưởng ở xã Lùng Phình. Giá cả thu mua đã thống nhất với UBND các xã và các hộ dân, cụ thể, giá Đương Quy giao động từ 12.000 - 13.000 đồng/kg; giá cát cánh 20.000 đồng/kg.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà vẫn thường xuyên liên hệ với các công ty tiêu thụ dược liệu, phấn đấu tiêu thụ hết 100% sản phẩm từ cây dược liệu cho nông dân.

Cụ thể, đã ký hợp đồng với Công ty Nam dược và Công ty Nam Hà thu mua cát cánh khô với số lượng 37 tấn. Hiện đã xuất cho Công ty Nam Dược và Công ty Nam Hà 17,5 tấn củ khô.

Với số lượng sản phẩm cây dược liệu còn lại chưa có hợp đồng chính thức, Trung tâm sẽ tiến hành sấy khô, lưu kho và liên hệ tiếp với các công ty dược trong nước có nhu cầu để bán trong năm tới.

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Cây dược liệu hốt bạc tỷ cho nông dân Lào Cai

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…

Người nông dân nuôi ước mơ đưa nông sản quê hương xuất khẩu nước ngoài

Người nông dân nuôi ước mơ đưa nông sản quê hương xuất khẩu nước ngoài

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nông nghiệp Bình Dương (TX Đông Triều), bố mẹ anh chị em…

Hợp tác xã non trẻ khẳng định tên tuổi nhờ kiên định với rau hữu cơ

Hợp tác xã non trẻ khẳng định tên tuổi nhờ kiên định với rau hữu cơ

Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…

Ngọt thơm dưa lưới Đức Dương Farm

Ngọt thơm dưa lưới Đức Dương Farm

Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch

Anh Nguyễn Cao Trí, ngụ tại ấp Long Thạnh, xã Giao Long, huyện Châu Thành nổi tiếng là một nông…

Làm giàu từ cây sen

Làm giàu từ cây sen

Là kỹ sư thủy lợi, có công việc ổn định tại một ban quản lý dự án đầu tư xây…

Trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên ở Hải Lăng cho hiệu quả cao

Trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên ở Hải Lăng cho hiệu quả cao

Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được…

Tin mới cập nhật

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 1)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 1)

Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin