09:02 17/02/23 Print

Chăn nuôi bò sữa theo chuỗi khép kín hiện đại, hướng phát triển kinh tế mới ở vùng nông thôn Lập Thạch

Mô hình chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết, khép kín đang là hướng phát triển kinh tế mới ở huyện miền núi Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Như nuôi con mọn

Những năm gần đây, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết, khép kín, tiêu thụ sản phẩm, hướng người chăn nuôi tập trung phát triển 3 loại vật nuôi có thế mạnh lớn là bò, lợn và gia cầm, từng bước phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm…

Đến nay, nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đang góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng thu nhập, thoát nghèo và hướng làm giàu mới cho người nông dân trên địa bàn huyện.

Một trong những mô hình triển khai hiệu quả phải kể đến đó là phát triển chăn nuôi bò sữa. Rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương khi gắn bó với giống vật nuôi này. Đơn cử như hộ gia đình anh Phan Văn Quý (thôn Ngọc Liễn, xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) - một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của địa phương.

Theo chân cán bộ nông nghiệp xã Liên Hòa (huyện Lập Thạch), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi bò sữa của hộ gia đình anh Phan Văn Quý theo tiêu chuẩn VietGAP. Anh Quý chia sẻ, giai đoạn 2014 - 2018, huyện có triển khai Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Lập Thạch. Trong khi đang loay hoay không biết nên làm gì để thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Quý đã bàn với nhau tham gia dự án và thử sức với giống vật nuôi này.

Ban đầu, gia đình anh Quý chỉ có 4 con bò sữa. Nhận thấy đây là vật nuôi có tiềm năng và cho lợi nhuận tốt, ổn định, anh Quý quyết định đầu tư mở rộng cơ sở chăn nuôi.

Cùng với việc tiếp cận được nguồn vay vốn và sự hỗ trợ của hai bên gia đình, anh Quý tập trung đầu tư chuồng trại chăn nuôi, thiết bị, kỹ thuật máy móc và mua thêm con giống. Đến nay, đàn bò của gia đình anh đã phát triển lên 16 con, trong đó có 9 con đang cho khai thác sữa.

nullMô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết, khép kín của gia đình vợ chồng anh Phan Văn Quý (thôn Ngọc Liễn, xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).

 

“Nuôi bò sữa như nuôi con mọn, nhiều việc và công việc khá tỉ mỉ, hàng ngày hai vợ chồng tôi phải dậy từ sáng sớm dù vắt sữa đã có máy móc hỗ trợ nhưng  dọn dẹp chuồng trại, tắm rửa, cho bò ăn, trồng cỏ, cắt cỏ vẫn phải làm thủ công”, anh Quý chia sẻ.

Theo anh Quý, mỗi ngày bò được cho ăn 3 bữa với thức ăn là cỏ tươi, cỏ ủ chua, ngô ủ và cám của công ty theo tiêu chuẩn tương đối khắt khe để đảm bảo chất lượng sữa. Ngoài ra, để tăng sản lượng và chất lượng sữa, thức ăn cho đàn bò sữa còn được bổ sung thêm các loại ngũ cốc như ngô, đậu tương hay bã bia.

Yếu tố then chốt giúp nuôi bò sữa thành công được là con giống tốt, khẩu phần ăn cân đối và vệ sinh phòng bệnh. Bò sữa có nguồn gốc từ các nước ôn đới nên khả năng chống chịu với bệnh tật không cao. Để chăn nuôi hiệu quả, người nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ, bò được tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh để tăng sức đề kháng.

Ông Hà Minh Luân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Chăn nuôi và Phát triển bò sữa xã Thái Hòa  cho biết, trước đây, khi mới bắt đầu chăn nuôi bò sữa, nhiều hộ dân không nắm được quy trình chăn nuôi nên tình trạng thua lỗ xảy ra rất nhiều.

Nuôi bò sữa khác với nuôi bò nhà, không thể thả rông mà phải nuôi bò đúng theo quy trình kỹ thuật thì bò mới cho sữa chất lượng. Tuy bò sữa rất ít mắc bệnh nhưng phải tuân thủ những yêu cầu rất nghiêm ngặt, tỉ mỉ trong vấn đề vệ sinh, khử trùng từ nơi ở, thức ăn, thức uống.

Khi thu hoạch sữa phải bảo đảm sữa bò không bị vi khuẩn xâm nhập, không có chất kháng sinh cũng không hề đơn giản, nhất là khi chăn nuôi theo quy mô lớn.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đàn bò của HTX đang chăn nuôi theo hình thức khép kín hiện đại từ việc lựa chọn con giống bò sữa, thực phẩm và cách chế biến thực phẩm, chế độ dinh dưỡng cho bò sữa trong từng thời kỳ, công nghệ và kỹ thuật vắt sữa, bảo quản sữa, cách vệ sinh chuồng trại, công tác thú y trong chăn nuôi.

Nhờ chăn nuôi theo quy trình khép kín đã tạo điều kiện để các thành viên trong HTX đều yên tâm chăn nuôi bò sữa bởi chất lượng sản phẩm ngày càng được đảm bảo, đầu ra giá sữa ổn định, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên”.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

Với sự nhanh nhạy và chịu khó tham gia các lớp tập huấn, tư vấn kỹ thuật do cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức và học hỏi từ các mô hình nuôi bò sữa thành công trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, anh còn tra cứu tài liệu từ sách, báo và thông tin từ internet để vận dụng và rút kinh nghiệm. Nhờ vậy, việc chăn nuôi bò sữa của gia đình gần 9 năm nay, vợ chồng anh Quý đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý, giúp quá trình chăn nuôi bò sữa ít khi gặp phải rủi ro.

Về nguồn thức ăn, anh Quý tận dụng đất của gia đình và thuê thêm 4 mẫu đất để trồng cỏ và thu mua thêm các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô. Vào mùa Đông, để đảm bảo đủ thức ăn cho bò, anh tiến hành ủ chua cây ngô tươi, cỏ tươi để tích trữ thức ăn.

Hiện tại, anh Quý đã đầu tư máy băm cỏ, máy vắt sữa để hỗ trợ cho các khâu chăm sóc, lấy sữa tiết kiệm được thời gian, sản phẩm sữa lại sạch, bán được giá cao với khoảng 200 - 250 kg sữa/ngày.

null

Nuôi bò sữa theo mô hình khép kín giúp các xã viên kiểm soát được chất lượng sữa, đảm bảo sản phẩm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của đơn vị thu mua sữa.

“Sữa được vắt vào sáng sớm và được Công ty Sữa Cô gái Hà Lan thu mua tại HTX Thái Hòa (huyện Lập Thạch). Với giá sữa ổn định 14.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng”, anh Quý tiết lộ.

Dám nghĩ, dám làm nên anh Quý đã đạt được những thành công nhất định trong nghề chăn nuôi bò sữa, góp phần xây dựng hình ảnh người nông dân nông thôn của thời đại mới năng động sáng tạo, khát khao vươn lên làm giàu cho gia đình, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Ông Đỗ Văn Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hòa cho biết, trên địa bàn xã có thể chia thành 2 nhóm chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình. Ðối với nhóm chăn nuôi trang trại, các chủ trang trại đã chú trọng đầu tư cơ bản toàn diện phục vụ phát triển chăn nuôi.

Đối với chăn nuôi bò sữa, ngoài việc tạo thu nhập ổn định cho người nông dân, người sản xuất cũng đã áp dụng những công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải như sử dụng bể chứa biogas, hầm xử lý chất thải chăn nuôi; đệm lót sinh học... để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.

“Mô hình liên kết sản xuất chăn nuôi bò sữa được coi là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, làm giàu trên chính nơi mình sinh ra. Gia đình vợ chồng anh Phan Văn Quý là một trong những gương phát triển kinh tế nông thôn tiêu biểu của xã Liên Hòa trong những năm gần đây”, ông Đỗ Văn Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hòa cho hay.

N.Xuân - H.Sơn

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Chăn nuôi bò sữa theo chuỗi khép kín hiện đại, hướng phát triển kinh tế mới ở vùng nông thôn Lập Thạch

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…

Nam Định: Kết nối doanh nghiệp và giới thiệu những thành tựu về phát triển nông nghiệp, quảng bá nông sản

Nam Định: Kết nối doanh nghiệp và giới thiệu những thành tựu về phát triển nông nghiệp, quảng bá nông sản

Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…

Liên kết sản xuất rau an toàn

Liên kết sản xuất rau an toàn

Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…

Nhiều người tiêu dùng trên thế giới đang hướng tới các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường

Nhiều người tiêu dùng trên thế giới đang hướng tới các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường

Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…

Quy hoạch liên kết vùng phát triển hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp trong nông nghiệp

Quy hoạch liên kết vùng phát triển hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp trong nông nghiệp

Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…

Nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp

Nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp

Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược nông nghiệp thông qua quá trình 'kinh tế nông nghiệp'

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược nông nghiệp thông qua quá trình 'kinh tế nông nghiệp'

Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…

Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch nông thôn thúc đẩy nền kinh tế

Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch nông thôn thúc đẩy nền kinh tế

Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn

Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…

Tin mới cập nhật

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin