Dự án “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” có rất nhiều ưu điểm và điều quan trọng là giúp bà con không còn phải lo lắng về đầu ra.
Đệm lót sinh học giúp chuồng trại khô ráo, không có mùi hôi
Dự án đã bắt đầu thực hiện từ cuối tháng 5 với 3 hộ tham gia mô hình (mỗi hộ nuôi 2.000 con gà) bao gồm các hộ: ông Lê Đình Thành, bà Đào Thị Nụ và chị Nguyễn Lệ Hằng, đều thuộc HTX Yên Hoà Phú, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Ngay từ những ngày đầu tham gia mô hình, các hộ đã nhận được sự tư vấn, giám sát nhiệt tình của các cán bộ kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu chuyển giao & dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ cũng như Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai. Đồng thời các hộ được hỗ trợ 50% chi phí mua thức ăn, chế phẩm sinh học, vắc xin phòng bệnh và hóa chất khử trùng.
Tất cả các khâu, quy trình từ chọn giống, thức ăn được trộn với chế phẩm sinh học theo tỉ lệ thế nào, đệm lót sinh học thành phần - độ dày ra sao, diện tích chuồng trại – vườn, ánh sáng và độ chiếu sáng, các trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi… đều phải tuân thủ theo quy chuẩn và được các cán bộ kĩ thuật giám sát chặt chẽ.
Đó cũng chính là lý do sau 2 tháng thực hiện, đàn gà của 3 hộ tham gia mô hình trong Dự án đang phát triển tốt, đồng đều, tỉ lệ sống lên đến 98-99%.
Nhưng cũng giống như bao hình thức sản xuất khác, mô hình phải đem lại hiệu quả về kinh tế mới thuyết phục được các hộ tiếp tục chăn nuôi theo phương pháp này, trong đó vấn đề đầu ra của đàn gà luôn là nỗi lo canh cánh của bà con.
Để các hộ yên tân sản xuất, ông Kiều Minh Khuê, Trưởng phòng Khuyến nông huyện Quốc Oai khẳng định các hộ tham gia mô hình sẽ được bao tiêu đầu ra 100%.
“Mục đích của mô hình là thay đổi phương thức nuôi của người dân. Trong suốt quá trình nuôi luôn sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao chất lượng thịt. Khi kết thúc mô hình sẽ có sự đánh giá chất lượng thịt, sau đó chúng tôi sẽ liên kết với các đơn vị tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh để tiêu thụ hết 100% số lượng tham gia mô hình cho bà con xã viên”, ông Kiều Minh Khuê trả lời phỏng vấn Tạp chí điện tử NNHCVN.
Ông Kiều Minh Khuê, Trưởng phòng Khuyến nông huyện Quốc Oai khẳng định các hộ tham gia mô hình sẽ được bao tiêu đầu ra
Chính vì thế, các hộ tham gia mô hình đang rất phấn khởi và tin tưởng sẽ “thắng lớn”. Bà Đào Thị Nụ, một trong 3 hộ tham gia mô hình cho biết, trước đây đầu ra luôn là nỗi lo của bà và các hộ chăn nuôi khác. Nhưng khi tham gia mô hình, ngoài việc được hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, việc được bao tiêu sản phẩm khiến bà rất yên tâm sản xuất.
Những ưu điểm khác của mô hình cũng được các hộ tham gia đánh giá rất khách quan dù mới chỉ tham gia 2 tháng.
Anh Lê Đình Quý đánh giá rất cao sự hiệu quả của mô hình
“Trước đây, khi chăn nuôi theo phương thức truyền thống, gà rất dễ nhiễm bệnh và phải dùng nhiều kháng sinh, còn giờ chúng tôi chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học này giúp gà rất khoẻ mạnh. Gà sinh trưởng, phát triển rất tốt, không bị ốm đau, bệnh tật gì”, vợ chồng anh Lê Đình Quý – chị Nguyễn Lệ Hằng chia sẻ với phóng viên.
Anh Lê Đình Quý đánh giá rất cao những ưu điểm của mô hình
Đánh giá về sự hiệu quả của đệm lót sinh học trong chuồng trại, ông Lê Đình Thành rất vui mừng, phấn khởi bởi đây chính là điều ông và nhiều bà con mong muốn bấy lâu.
“Kể từ khi chúng tôi sử dụng đệm lót sinh học của mô hình, phân gà ra đến đâu sẽ bị phân huỷ đến đấy không có mùi, nền chuồng khô ráo, sạch sẽ, trái với phương thức nuôi truyền thống trước đây vào đến chuồng trại là sực mùi, ẩm thấp”, ông Lê Đình Thành nói trong tâm trạng rất phấn khởi.
Ông Lê Đình Thành rất phấn khởi với những ưu điểm của mô hình khi tham gia Dự án
Một công chăn nuôi nhưng đôi ba việc, vừa thân thiện môi trường, vừa tiết kiệm chi phí, nhân công, gà cho thịt chất lượng cao và đặc biệt được bao tiêu sản phẩm, Dự án ban đầu đã thuyết phục được các hộ tham gia mô hình nên tràn trề hi vọng sẽ được nhân rộng để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con…
Hà Dũng
Là giống sâm quý của Việt Nam nên từ thời xưa người dân đã tôn vinh sâm bố chính và…
Cầu thủ Gradey Dick của CLB Toronto Raptors tại giải bóng rổ NBA nước Mỹ đã được lựa chọn để…
Nhộng ong được coi là "thần dược" do có hàm lượng calo cao, giàu các loại vitamin... Tuy nhiên, nhộng…
Mật ong là một sản phẩm tự nhiên phức tạp do ong sản xuất từ mật hoa hoặc cây và…
Với những ưu điểm vượt trội so với nho thông thường, nho hữu cơ đang ngày càng nhận được sự…
55% lãnh đạo tại các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) tăng cường các hoạt động liên quan…
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư, bao gồm lối sống và di truyền. Cải thiện chế…
Mỗi năm Việt Nam thu hàng tỷ USD từ việc xuất khẩu cà phê vào Liên minh châu Âu (EU).…
Giáo sư Tim Spector, thuộc Đại học King's College ở London, Anh cho biết thực phẩm hữu cơ rất xứng…
Ra mắt thị trường chỉ hơn 1 năm, thế nhưng “tân binh” Vinamilk Super Nut đã tạo được tiếng vang…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…
Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…
Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…
Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…