Nhắc tới xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, Hà Nam) du khách không chỉ biết đến món cá kho làng Vũ Đại, mà còn nhớ ngay tới sản vật chuối ngự Đại Hoàng. Hay, còn gọi là chuối tiến vua.
Khôi phục, bảo tồn nguồn gen
Ông Nguyễn Khắc Năm kiểm tra buồng chuối
Chuối ngự Đại Hoàng, có dáng buồng vuông vắn, các nải nở đều, quả có râu, chiều dài quả từ 8 - 10 cm, đường kính từ 1,5 - 2 cm. Mỗi buồng chuối dao động từ 5 - 7 nải.
Khi chín, vỏ chuối có màu vàng óng như tơ và mỏng. Quả căng tròn, mùi thơm dịu. Ruột quả màu vàng nghệ, ngọt mát, dẻo, càng ăn càng thấy ngon. Mang hương vị, đặc trưng riêng mà các dòng chuối khác không có được.
Bà Trần Thị Ngân, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ chuối ngự cho biết, trước năm 2000, giống chuối này có nguy cơ mất nguồn gen do không được đầu tư, chăm sóc đúng kĩ thuật và do bị ảnh hưởng bởi thiên tai, gió bão. Vì vậy, diện tích bị giảm mạnh.
Song, từ năm 2001 đến nay, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP - UNDP) đã hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn kĩ thuật cho người dân ở địa phương, nên diện tích trồng chuối dần được khôi phục và tăng nhanh chóng. Hiện tại, toàn xã có khoảng 60ha trồng chuối ngự.
Cũng theo bà Ngân, sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý vào năm 2009. Đây là sản phẩm thứ 17 được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc.
Không những thế, chuối ngự tiến vua cũng đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đã lọt vào top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Bởi, hình dáng mát mắt, màu sắc đẹp, chất lượng cao nên được nhiều khách hàng “săn” về ăn, làm quà biếu trong dịp lễ, tết.
Việc chuối ngự tiến vua được lọt vào top 50 trái cây đặc sản đã tạo cú hích lớn, nâng cao giá trị nông sản Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng. Qua đó, giúp địa phương có cơ hội mở rộng diện tích, thị trường và đẩy mạnh thương hiệu…
Lãnh đạo huyện Lý Nhân chia sẻ, chuối ngự Đại Hoàng là đặc sản quý hiếm của địa phương và cho giá trị kinh tế cao. Nhiều năm nay, địa phương luôn đẩy mạnh, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Từ khi chuối ngự được khôi phục, bảo tồn nguồn gen, diện tích trồng loại chuối đặc sản này đã tăng đáng kể. Nhiều cơ quan tổ chức thường xuyên về địa phương hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc cho bà con nông dân.
Thị trường rộng lớn
Hòa Hậu là một xã nằm ven sông Hồng. Nơi đây, được mệnh danh là “thủ phủ” chuối ngự. Chạy dọc trên các con đường thôn, xóm của xã Hòa Hậu đâu đâu chúng tôi cũng nhìn thấy những vườn chuối xanh mướt. Người dân tận dụng triệt để đất trong vườn nhà để trồng chuối.
Ông Trần Huy kỳ giới thiệu lò giấm chuối của gia đình
Nơi đây, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho chất đất rất tốt (đất pha cát). Thường xuyên được sông Hồng bồi đắp. Hiếm có nơi nào có được, rất phù hợp với các loại cây ăn quả, trong đó có cây chuối ngự.
Là một trong những hộ trồng chuối ngự có quy mô lớn ở xã Hòa Hậu, ông Trần Khắc Năm (thôn 15) cho biết, với diện tích 8 sào, gia đình ông đang trồng 520 gốc chuối. Mỗi năm, 1 gốc cho thu hoạch 2 buồng chuối. Mỗi buồng chuối dao động 5 - 7 nải; đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
“Để buồng chuối đẹp mã, đạt chất lượng theo yêu cầu, phải chăm sóc đúng kĩ thuật, phòng trừ tốt dịch bệnh. Tôi luôn tâm niệm, ngon tại giống, sạch tại tâm. Không chạy theo năng suất mà làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín”, ông Năm bộc bạch.
Dẫn chúng tôi ra tham quan vườn chuối, ông Năm bảo, ông coi mỗi cây chuối là một đứa con tinh thần. Ông luôn sát sao và theo dõi sự trưởng thành của mỗi cây chuối, thời gian ông ở ngoài vườn nhiều hơn thời gian ông sinh hoạt ở nhà.
Ngoài những ưu điểm vượt trội, chuối ngự có nhược điểm khá lớn. Đó là, thân cây chuối cao, khoảng 3 - 5m, dễ gãy và lá mềm. Vào mỗi mùa mưa bão, gia đình ông đứng ngồi không yên, lo sốt vó.
“Giai đoạn hoa chuối được hình thành, phát triển và di chuyển trong thân giả rồi trổ ra ngoài thành buồng chuối rất quan trọng. Cần phải được bảo quản kĩ càng, bằng cách khoác vỏ bao bì hoặc áo mưa bên ngoài buồng chuối”, ông Năm chia sẻ thêm.
Theo người dân xã Hòa Hậu, từ khi sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận nhãn hiệu tập thể. Thị trường tiêu thụ chuối ngự của địa phương ổn định, thuận lợi hơn nhiều.
Hiện, sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng đã có tem, nhãn, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ông Trần Huy kỳ - một trong những thương lái chuyên thu mua chuối ngự ở địa phương cho biết, mỗi tháng ông tiêu thụ ra thị trường khoảng 3.000 nải chuối chín. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong và ngoài tỉnh.
Để có nguồn hàng bán liên tục cho người tiêu dùng, ông phải kí hợp đồng thu mua chuối với các nhà vườn khi buồng chuối vẫn còn xanh. Vào dịp Tết, chuối ngự Đại Hoàng trở thành “hàng hiếm” và luôn “cháy hàng” do cung không đủ cầu.
Theo ông Kỳ, giá chuối ngày bình thường dao động từ 25 - 30 nghìn đồng/nải, nhưng giáp Tết giá tăng lên khoảng 4 lần. Thậm chí, một buồng chuối đẹp vào dịp Tết có giá cả triệu đồng, nhưng số lượng không có nhiều.
Chuối ở làng Đại Hoàng nổi tiếng khắp vùng không chỉ ăn ngon, thơm mà cách giấm chuối ở đây cũng rất đặc biệt và hiệu quả; không làm ảnh hưởng đến chất lượng chuối, mà rất an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ông Kỳ bảo, để chuối nhanh chín, ông treo những buồng chuối vào lò “sưởi ấm”, bằng cách treo những buồng xanh lên giàn, cách mặt đất gần 1m, ở dưới dùng trấu đốt, lấy hơi nóng “sưởi ấm” cho chuối.
Theo tính toán của ông Kỳ, vào mùa hè chỉ mất 7 tiếng “sưởi ấm” liên tục là chuối chín. Còn mùa đông phải mất tới 24 tiếng “sưởi ấm” thì chuối mới chín và cho ra lò được. Hiện, ông đang cung cấp sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng của khách.
Lãng Hồng
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Với những lợi ích và ý nghĩa thiết thực về nông nghiệp hữu cơ, ngày 13/01 vừa qua, tại Hà…
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và…
Tối ngày 12/1, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức Khai…
Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương sẽ triển khai 18 nhiệm vụ khoa học và công…
Sau 9 năm gắn bó với nông nghiệp hữu cơ, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển đã chính…
Theo TSKH. Hà Phúc Mịch, việc hợp tác và phát triển ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc Anisaf…
Vĩnh Phúc - Nhiệm kỳ 2018-2023, công tác hội và phong trào nông dân xã Hợp Thịnh (huyện Tam Dương)…
Ngày 11/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành NN&PTNT Hà Nội năm 2022…
Tiết kiệm 20% cho toàn bộ sản phẩm thịt mát MEATDeli và rau sạch WinEco, mua sắm hàng trăm sản…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…