10:03 20/03/22 Print

Cục Chăn nuôi: Nguyên liệu thức ăn tinh phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu

Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, do nguồn nguyên liệu thức ăn tinh trong nước hạn chế nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn TACN

Hiện nay tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.

Bảng thống kê nhập khẩu nguyên liệu thức ăn do Cục Chăn nuôi cung cấp

Ở Việt Nam, tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm và trứng nhiều hơn thịt trâu, bò, sữa… từ gia súc ăn cỏ, do đó thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp chủ yếu được sản xuất ở dạng thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu, thỏ) nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thô (rơm, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp…).

Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua, ngành sản xuất TACN công nghiệp của nước ta cũng không ngừng phát triển.

Năm 2019 cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở), tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng công suất thiết kế của 269 cơ sở là 43,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%.

Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng.

Năm 2019, TACN cho lợn chiếm 49,7%; cho gia cầm chiếm 47,2%; cho vật nuôi khác 3,1%. Năm 2020, TACN cho lợn chiếm 43,9%; cho gia cầm chiếm 52,7%; cho vật nuôi khác 3,4%. Đến năm 2021, TACN cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8%.

Theo đánh giá, Việt Nam có cơ cấu sản lượng TACN cho lợn cao hơn so với thế giới và TACN cho bò thấp hơn so với thế giới.

Để đáp ứng sản lượng TACN công nghiệp như đã nêu trên, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh. Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (22,3 triệu tấn) (số lượng này bao gồm cả nguyên liệu dùng cho thủy sản).

Trong tổng nhu cầu các nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng (các loại hạt cốc: ngô, lúa mì, cám, tấm, sắn…) chiếm tỷ trọng trên 65% (tương đương 21 triệu tấn); nhóm nguyên liệu cung cấp đạm (gồm: đạm thực vật (khô dầu các loại, bã ngô (DDGS)), đạm động vật (bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết, bột cá…) chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.

3 nhóm nguyên liệu thức ăn tinh

Theo phân tích của Cục Chăn nuôi, có 3 nhóm nguyên liệu thức ăn tinh gồm: Nhóm nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Bao gồm lúa, ngô, sắn, đậu tương.

Ngô là 1 trong những nguyên liệu sản xuất TACN

Cụ thể, lúa và sản phẩm từ lúa: Diện tích trồng lúa đạt 7,3 triệu ha, sản lượng lúa đạt 42,8 triệu tấn (tương đương 28,6 triệu tấn gạo; 4,5 triệu tấn cám gạo, 850.000 tấn tấm gạo (dùng cho chăn nuôi và xuất khẩu); 8,9 triệu tấn trấu (dùng làm chất đốt, chăn nuôi).

Ngô: Diện tích trồng ngô đạt 942.000 ha; sản lượng 4,6 triệu tấn ngô hạt (năng suất trung bình 4,84 tấn/ha/năm), dùng làm thực phẩm và chăn nuôi.

Sản xuất sắn: Diện tích 524.000 ha; sản lượng 10,5 triệu tấn sắn tươi, trong đó 9,5 triệu tấn dùng để sản xuất tinh bột sắn phục vụ xuất khẩu (1,2 tỷ USD). Phụ phẩm sản xuất tinh bột sắn được sử dụng làm TACN và xuất khẩu.

Sản xuất đậu tương: Diện tích 42.000 ha; sản lượng 65,4 nghìn tấn đậu tương, chủ yếu dùng làm thực phẩm.

Nhóm nguyên liệu có nguồn gốc động vật. Ở nước ta, các nguyên liệu có nguồn gốc động vật có thể sử dụng để sản xuất nguyên liệu TACN chủ yếu là các loại phụ phẩm chế biến thủy sản và phụ phẩm giết mổ gia súc, gia cầm.

Về phụ phẩm chế biến thủy sản: Với sản lượng thủy sản đạt 8,7 triệu tấn/năm, ngành chế biến thủy sản nước ta cung cấp hơn 1 triệu tấn phụ phẩm chủ yếu là: đầu, xương, đuôi, nội tạng cá; đầu, vỏ tôm...

Các loại phụ phẩm này đã được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như: collagen, keratin, glucosamin (dùng trong dược phẩm), snack (thực phẩm)…, phần còn lại được dùng để sản xuất các sản phẩm như: bột cá, mỡ cá, dịch cá, bột đầu vỏ tôm… dùng làm nguyên liệu sản xuất TACN trong nước và xuất khẩu một phần. Các nguyên liệu này đã phần nào thay thế nguyên liệu nhập khẩu sử dụng trong sản xuất TACN.

Về phụ phẩm giết mổ gia súc, gia cầm: Trong khi ở các nước tiên tiến, các loại phụ phẩm giết mổ (nội tạng, tiết gia súc, gia cầm) được sử dụng để sản xuất nguyên liệu TACN (bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết…) thì ở nước ta các loại phụ phẩm này vẫn được dùng làm thực phẩm cho người.

Do đó, nguồn cung phụ phẩm giết mổ để sản xuất nguyên liệu TACN là rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của nước ta còn nhỏ lẻ, nên việc thu gom các loại phụ phẩm từ các cơ sở này để sản xuất nguyên liệu TACN là rất khó khăn.

Nhóm một số phụ phẩm khác. Hiện nay, nước ta còn một số phụ phẩm như bã bia, bã dứa, vỏ điều, vỏ cà phê,… đã được tận dụng chế biến làm TACN nhưng chưa hiệu quả vì số lượng còn ít, công nghệ còn lạc hậu.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển chăn nuôi tại Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 và 2030 nhu cầu thức ăn tinh của cả nước sẽ là khoảng 37 và 44 triệu tấn.

Như vậy, nguồn nguyên liệu thức ăn tinh trong nước sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong giai đoan 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.

Nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu thức ăn công nghiệp

Cục Chăn nuôi cho biết, do nguồn nguyên liệu thức ăn tinh trong nước hạn chế nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất TACN công nghiệp.

Bảng thống kê giá nguyên liệu

Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 giá nguyên liệu TACN trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần, tuy nhiên giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt tăng mạnh trong đầu năm 2022 do hạn chế nguồn cung (căng thẳng Nga-Ukraina).

So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá nguyên liệu TACN tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đ/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đ/kg (tăng 33,4%), DDGS (bã ngô) 10.300đ/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đ/kg (tăng 49,5%).

Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8: ngô khoảng 11.000 đ/kg, Khô dầu đậu tương trên 17.000 đ/kg).

Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN công nghiệp (TACN thành phẩm) trong nước cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đ/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đ/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100đ/kg (tăng 29,8%).

Theo Cục Chăn nuôi, bên cạnh nguồn nguyên liệu thức ăn tinh như đã nói ở trên, trong chăn nuôi còn sử dụng thức ăn thô xanh. Theo thống kê, hiện nay, diện tích trồng cỏ các loại (chủ yếu là cỏ voi) của nước ta là trên 172.000 ha, diện tích trồng ngô sinh khối khoảng 50.000 ha làm TACN gia súc nhai lại.

Năng suất cỏ voi có thể đạt bình quân 300 - 500 tấn/ha/năm và của ngô sinh khối đạt khoảng 150 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, bên cạnh việc được sử dụng làm TACN trong nước, ngô sinh khối cũng được xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam chưa trồng được cỏ Alfalfa, một loại cỏ họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao cho gia súc nhai lại, do đó mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 10.000 tấn cỏ Alfalfa khô cho đàn gia súc ăn cỏ.

Bên cạnh cỏ và ngô sinh khối, nguồn rơm lúa trong nước (khoảng 43 triệu tấn) cũng có thể sử dụng làm TACN cho gia súc, ăn cỏ. Tuy nhiên, nguồn phụ phẩm này cũng đang được sử dụng với nhiều mục đích khác như làm chất đốt, trồng nấm…

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Cục Chăn nuôi: Nguyên liệu thức ăn tinh phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…

Nông trại hữu cơ không có chủ, không có người làm thuê

Nông trại hữu cơ không có chủ, không có người làm thuê

Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.

Việc nhỏ đem lại lợi ích lớn từ phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

Việc nhỏ đem lại lợi ích lớn từ phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ…

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…