UBND tỉnh Đắk Lắk vừa phê duyệt Đề án để phát triển nông nghiệp hữu cơ từ nay đến năm 2030.
Nông nghiệp hữu cơ được chú trọng phát triển ở Đắk Lắk
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng ký Quyết định số 2725 /QĐ–UBND phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát đề ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Bộ tiêu chuẩn quốc gia có liên quan.
Mục tiêu đến năm 2025, mỗi ngành hàng có ít nhất 20 cơ sở sản xuất nông nghiệp tham gia đề án, diện tích tối thiểu mỗi mô hình là 1,5ha.
Trong đó có xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn lực thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ; Chọn được các vùng, các chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực cấp tỉnh.
Hoàn thiện quy trình sản xuất, kinh doanh và áp dụng vào thực tế đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo các TCVN (hoặc các tiêu chuẩn chứng nhận của Quốc tế) về nông nghiệp hữu cơ đã ban hành; Hình thành và tăng cường phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Mục tiêu đến năm 2030, mỗi ngành hàng có ít nhất 100-150 cơ sở tham gia đề án, diện tích tối thiểu mỗi mô hình là 1,5ha.
Trong đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn lực thực hiện nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Mở rộng các vùng, các chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cấp tỉnh và chủ lực cấp quốc gia theo các TCVN về nông nghiệp hữu cơ đã ban hành. Lồng ghép phát triển du lịch nông nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất, kinh doanh và áp dụng vào thực tế đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực cấp quốc gia và cấp tỉnh theo các TCVN (hoặc các tiêu chuẩn chứng nhận của Quốc tế) về nông nghiệp hữu cơ đã ban hành.
Củng cố, mở rộng và tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, hội tụ đầy đủ các điều kiện theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP.
Tổng vốn số vốn đầu tư thực hiện Đề án này hơn 88,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là hơn 51,9 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hơn 27 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn xã hội hóa và các nguồn khác là hơn 9,3 tỷ đồng.
Quang Dũng
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Nhận thấy được nhiều lợi ích lâu dài, nông dân ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ngày càng hưởng ứng…
Mô hình Cánh đồng sạch, không đốt rơm rạ cùng với đó người dân được tập huấn và hướng dẫn cách…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…