12:10 04/10/21 Print

“Đánh thức” bản lĩnh vượt khó của doanh nhân SMEs

Làm cách nào để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch? Làm cách nào để tiếp cận và bán hàng cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn? Làm cách nào để người tiêu dùng lưu nhớ đến sản phẩm của mình?... Đó là một số câu hỏi lãnh đạo nhiều doanh nghiệp SMEs đã đặt ra với doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát trong buổi Talkshow do GIVERS Café tổ chức tối 12/9/2021.

 


Doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Mỗi doanh nghiệp một cái khó

Trước khi chia sẻ về cách Tân Hiệp Phát đối phó với đại dịch, doanh nhân Trần Uyên Phương khích lệ các doanh nghiệp cùng dự Talkshow nói về hiện trạng hoạt động trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Lãnh đạo doanh nghiệp Gốm Bát Tràng cho biết, chuỗi phân phối bị đứt gãy, khiến doanh thu giảm 70% và chưa biết cách nào phục hồi lại; Giám đốc Công ty Việt Hải - doanh nghiệp ngành bánh kẹo thì tâm sự, đã cố gắng cầm cự sản xuất và đàm phán được với một số khu công nghiệp để cung cấp xuất ăn buổi sáng, nhưng sau đó họ lại “lật kèo”.

Vậy làm cách nào để bước chân vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn? Lãnh đạo một doanh nghiệp lụa tơ tằm kể, hoạt động kinh doanh bị dừng hẳn vì Covid-19, nên chị rất muốn tính việc bán hàng qua Online mà chưa có kinh nghiệm. Một doanh nghiệp ngành xuất khẩu lao động chia sẻ, hoạt động hoàn toàn ngưng trệ vì đại dịch và chưa biết cách nào để tìm lối đi...

Mỗi doanh nghiệp có những khó khăn, vướng mắc riêng, nhưng điểm chung nhất là tình cảnh bối rối, không tìm ra lối đi trước diễn tiến đại dịch Covid-19 kéo dài, làm ngưng trệ sản xuất và không biết bao giờ mới có thể kết thúc. Các doanh nghiệp chờ đợi một cách tư duy mới từ doanh nhân Trần Uyên Phương để giúp họ không bị cuốn trôi theo những thách thức ngày càng lớn của môi trường kinh doanh.

Những khó khăn được chia sẻ như trên là minh chứng thực tiễn cho khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch. 8 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam có đến 85.000 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, chờ giải thể, hoặc phá sản. Đây là con số cao hơn bao giờ hết trong bối cảnh nền kinh tế nói chung, cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đang phải trải qua một đại nạn chưa từng có.

Một số dự báo cho rằng, nếu Việt Nam sớm kiểm soát được đại dịch thì con số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể, phá sản cuối năm 2021 sẽ khoảng 100.000. Nếu không kiểm được đại dịch, con số đó có thể lên đến 150.000 doanh nghiệp…

“Đánh thức” bản lĩnh vượt khó cho doanh nhân SMEs

"Với quan điểm phải tồn tại để giúp những người có liên quan tồn tại; phải tồn tại an toàn thì mới có thể đóng góp cho xã hội, Tân Hiệp Phát đã quyết định bằng mọi cách duy trì sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, để tạo tác động tích cực trong bối cảnh cả xã hội khó khăn…", bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Nhận định đầu tiên doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ với hơn 200 doanh nghiệp SMEs tham dự Talkshow tối 12/9/2021 đó là: “Covid sẽ không hết, virus không biến mất, thậm chí có thể còn biến thể khó lường”. Do dịch bệnh nên mọi lĩnh vực (xã hội, kinh tế, đời sống) đã, đang và sẽ phát sinh nhiều vấn đề khó khăn hơn, phức tạp hơn.

Chìa khóa quan trọng nhất để “chung sống cùng đại dịch” tại Tân Hiệp Phát là kỷ luật nghiêm minh và tinh thần làm gương của người lãnh đạo

“Cá nhân tôi, từ mấy tháng nay đã quên mất ngày nào là ngày Chủ Nhật. Vì áp lực công việc, vì nhất thiết phải có giải pháp duy trì sản xuất trong đại dịch, chúng tôi phải tư duy liên tục, sáng tạo liên tục để tìm giải pháp”, Uyên Phương tâm sự và cho biết, với doanh nhân, bản lĩnh và tinh thần sáng tạo là hai cốt cách không thể thiếu mới có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi qua khó khăn.

Tại Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp sản xuất lớn với quy mô lớn và tạo việc làm cho trên 4.000 người lao động, đại dịch cũng mang đến những thử thách rất lớn. Nhưng với quan điểm của người sáng lập Tập đoàn, TS. Trần Quí Thanh rằng, Tân Hiệp Phát phải tồn tại để giúp những người có liên quan tồn tại; phải tồn tại an toàn thì mới có thể đóng góp cho xã hội, Tập đoàn đã quyết định bằng mọi cách duy trì sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, để tạo tác động tích cực trong bối cảnh cả xã hội khó khăn…

Với tinh thần “Không gì là không thể”, Trần Uyên Phương cho biết, người Tân Hiệp Phát cùng thực thi 5 nguyên tắc mà Ban lãnh đạo Công ty xây dựng nhằm quyết tâm và sẵn sàng “chung sống cùng đại dịch”. Một trong 5 nguyên tắc này đó là “Phân bổ thiệt hại, chấp nhận hy sinh”. Dịch bệnh tạo ra nhiều khó khăn hơn, khiến doanh thu giảm, hàng tồn kho không tiêu thụ được, chi phí tăng, gây thiệt hại lớn cho tất cả các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng.

“Trong bối cảnh này, không ai tránh được thiệt hại (nhà cung cấp, người lao động, hệ thống phân phối…), nhưng nếu để thiệt hại xảy ra một cách tự nhiên, người lao động, nông dân sẽ khó khăn và không thể tồn tại. Theo đó, Tân Hiệp Phát xác định sẽ hy sinh, chịu thiệt hại nhiều hơn để bảo vệ người lao động, hy sinh lợi ích trước mắt để bảo vệ sự tồn tại lâu dài của chuỗi cung ứng, bảo vệ tất cả các chủ thể có liên quan đến Tân Hiệp Phát”, bà Trần Uyên Phương nói.

Người Tân Hiệp Phát được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng sống chung cùng đại dịch

Để duy trì sản xuất 3 tại chỗ, lo ăn, lo nghỉ cho trên 1.000 người lao động trong thời gian dài và phải kiểm soát dịch bệnh, chi phí Tân Hiệp Phát tăng lên nhiều lần, trong khi đó, sản phẩm thì tiêu thụ khó khăn hơn, nhưng cho đến nay, Tân Hiệp Phát vẫn duy trì hoạt động.

Chìa khóa quan trọng nhất để thực thi 5 nguyên tắc “chung sống cùng đại dịch” tại doanh nghiệp của Dr. Thanh là kỷ luật nghiêm minh và tinh thần làm gương của người lãnh đạo. Thực hành kỷ luật cùng việc truyền thông cho người lao động toàn Tập đoàn hiểu được, vì sao phải nghiêm túc giữ an toàn là “chìa khóa” giữ vững chuỗi sản xuất.

Quan điểm người lao động có việc làm, có thu nhập, thì gia đình của họ mới tồn tại; Người nông dân tồn tại, tiêu thụ được nguyên liệu, thì gia đình họ mới tồn tại, vùng nguyên liệu, đất đai mới được bảo vệ; chuỗi sản xuất, cung ứng được duy trì, thì người tiêu dùng có sản phẩm để dùng, ngân sách có nguồn thu, giảm bớt gánh nặng phải hỗ trợ người dân khó khăn cho Nhà nước… ngấm vào nhân sự Tân Hiệp Phát và theo đó, tạo nên sức mạnh mới cho tinh thần vừa kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, vừa sản xuất, kinh doanh, đóng góp những giá trị có ích cho cộng đồng.

Cùng Tân Hiệp Phát sáng tạo và tự tin kết nối

"Tân Hiệp Phát luôn sẵn sàng đón nhận các nhà cung cấp mới. Nếu các doanh nghiệp có thể sáng tạo ra những nguyên, vật liệu, sản phẩm mà Tập đoàn cần với giá thành tốt hơn, bao bì đóng gói, thuận lợi hơn… thì cứ mạnh dạn tham gia chào giá", bà Trần Uyên Phương nói.

Nhiều câu hỏi của khối doanh nghiệp SMEs đã được doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ cách tư duy và kinh nghiệm xử lý ngay tại sự kiện. Điều tâm đắc và cũng mở ra cơ hội rõ nhất với các doanh nghiệp SMEs là việc Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ về tinh thần cởi mở trong kinh doanh của Tập đoàn. Rất nhiều người cho rằng, các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn đều đã có sẵn các đối tác, các quan hệ thân thuộc, nên không có chỗ cho doanh nghiệp nhỏ tham gia vào, nhưng ở Tân Hiệp Phát hoàn toàn khác.

Việc chọn lựa nhà cung cấp cho chuỗi sản xuất kinh doanh của Tập đoàn được thực hiện theo một quy trình chuẩn, trong đó bước đầu tiên là đánh giá nhà cung cấp, dựa trên năng lực sản xuất, chất lượng, số lượng sản phẩm.

“Ở bước này, điều chúng tôi quan tâm nhất là khả năng cung cấp số lượng sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và chất lượng có ổn định không? Cùng với đó, uy tín của doanh nghiệp, thể hiện khả năng sẵn sàng thực hiện cam kết ngay cả trong những lúc khó khăn cũng sẽ được đánh giá trong bước đầu tiên này”, bà Uyên Phương nói và cho biết, sau đó, để chọn được đối tác, Tân Hiệp Phát có quy định tất cả đều đấu thầu. Việc này sẽ giúp sự chọn lựa trở nên minh bạch và công bằng với tất cả.

Trần Uyên Phương khẳng định, Tân Hiệp Phát luôn sẵn sàng kết nối và trao cơ hội cho đối tác mới, phù hợp với quan điểm kinh doanh của Tập đoàn: “Hôm nay phải tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. “Nếu các doanh nghiệp có thể sáng tạo ra những nguyên, vật liệu, sản phẩm mà chúng tôi cần với giá thành tốt hơn, bao bì đóng gói, thuận lợi hơn… thì cứ mạnh dạn tham gia chào giá, chỉ cần các bạn cải tiến là có cơ hội bởi chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận các nhà cung cấp mới và đi qua cùng một quy trình về đánh giá, đầu thầu”, Uyên Phương nói.

Trong nguy có cơ. Từ kinh nghiệm trụ vững và phát triển của Tân Hiệp Phát, doanh nhân Trần Uyên Phương khích lệ các doanh nghiệp SMEs tìm ra điểm mạnh nơi chính mình và nỗ lực sáng tạo, nỗ lực kết nối để điểm mạnh được khai thác, được chuyển thành giá trị. “Nỗ lực từng ngày, chúng ta sẽ đi qua khó khăn”, Uyên Phương tin tưởng.

Món quà từ Tân Hiệp Phát

Để đồng hành và chia sẻ phần nào sự an toàn cho các doanh nghiệp đang ở vùng dịch phía Nam, Tập đoàn Tân Hiệp Phát quyết định ưu tiên hỗ trợ giá bán nước tinh khiết Number 1 cho các doanh nghiệp đang hoạt động hay đang thực hiện “3 tại chỗ”.

Cụ thể, 1 thùng nước tinh khiết Number 1 sẽ được bán với giá 45.000 đồng/1 thùng (đã bao gồm VAT), giá nhận tại kho Tân Hiệp Phát. Nếu giao tại công ty sẽ cộng thêm 4.000 đồng/1 thùng phí vận chuyển. Giá này được Tân Hiệp Phát so sanh với nước suối trung bình 19 lít có giá 69.000 đồng/bình, tương ứng 48.000 đồng/thùng. Chi tiết xin liên hệ đường dây nóng: 1800 545478.

 

Tường Vi

Kinh tế và Dự báo

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Đánh thức” bản lĩnh vượt khó của doanh nhân SMEs

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện…

Hiệu quả từ chuỗi liên kết lúa gạo Bảo Minh

Hiệu quả từ chuỗi liên kết lúa gạo Bảo Minh

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (phường Định Công, quận Hoàng…

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Thụy Thanh dự kiến cho năng suất đạt 56,96 tạ/ha

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Thụy Thanh dự kiến cho năng suất đạt 56,96 tạ/ha

Thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025, sáng ngày 19/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển…

Vườn nho hữu cơ đầu tiên trên đất Pleiku

Vườn nho hữu cơ đầu tiên trên đất Pleiku

Nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, sau 3 năm, anh Trần Văn Hải (thôn 4, xã Biển…

Bình Điền cung cấp phân bón Đầu Trâu và giải pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến cho nông dân Lào

Bình Điền cung cấp phân bón Đầu Trâu và giải pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến cho nông dân Lào

Hợp tác giữa Phaiboun Traiding Import & Export Co. Ltd. (thành viên Tập đoàn Phongsavanh của Lào) và Công ty…

Trồng dưa lưới hữu cơ, lợi nhuận gấp 5 lần thông thường

Trồng dưa lưới hữu cơ, lợi nhuận gấp 5 lần thông thường

BẮC KẠN - Táo bạo đầu tư tiền tỉ trồng dưa lưới hữu cơ ở nơi 'khỉ ho cò gáy',…

Khâu đột phá sản xuất nông nghiệp ở Đông Sang

Khâu đột phá sản xuất nông nghiệp ở Đông Sang

Những năm qua, Đảng bộ xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) tập trung lãnh đạo thực hiện khâu…

Nâng cao giá trị cây chè Định Hóa

Nâng cao giá trị cây chè Định Hóa

Định Hóa là địa phương có diện tích chè đứng thứ 4 của tỉnh, với 2.690ha (sau các huyện Đại…

Sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ

Sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ

Chuyển đổi sang sản xuất sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao giá trị nông sản, ứng…

Phân bón Đầu Trâu - Tăng cường nhận thức về môi trường và khuyến khích hành động để bảo vệ hành tinh xanh

Phân bón Đầu Trâu - Tăng cường nhận thức về môi trường và khuyến khích hành động để bảo vệ hành tinh xanh

Bằng các chương trình Canh tác thông minh và sản phẩm phân bón chất lượng cao, Phân bón Đầu Trâu…

Tin mới cập nhật

Cần

Cần "vá" những "lỗ hổng" để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế ngành nghề chủ lực

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế ngành nghề chủ lực

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Chuyển đổi số là cơ hội cho xuất khẩu Sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan

Chuyển đổi số là cơ hội cho xuất khẩu Sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan

Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Hà Nội triển khai 12 mô hình lúa hướng theo hữu cơ, chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Hà Nội triển khai 12 mô hình lúa hướng theo hữu cơ, chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…

Ngành nông nghiệp được Ấn Độ quan tâm là một môi trường kinh doanh hấp dẫn

Ngành nông nghiệp được Ấn Độ quan tâm là một môi trường kinh doanh hấp dẫn

Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…

Vướng hành lang pháp lý, có nên đầu tư vào bất động sản du lịch nông nghiệp không?

Vướng hành lang pháp lý, có nên đầu tư vào bất động sản du lịch nông nghiệp không?

Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…

Diễn đàn quốc tế phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao: Khơi dậy những tiềm năng

Diễn đàn quốc tế phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao: Khơi dậy những tiềm năng

“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng