Nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được ông Hà Phúc Mịch đưa ra tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.
4 nguyên cơ bản trong sản xuất NNHC
Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” diễn ra vào sáng ngày 20/5 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) Hà Phúc Mịch đã giới thiệu về những nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Chủ tịch VOAA Hà Phúc Mịch trình bày bài phát biểu tại Diễn đàn
Theo ông Mịch, NNHC trên toàn thế giới đều tuân thủ theo 4 nguyên tắc nông nghiệp hữu cơ do tổ chức Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) thông qua tại Đại hội nông nghiệp hữu cơ thế giới.
“Bốn nguyên tắc gồm: Nguyên tắc về sức khỏe, nguyên tắc về sinh thái, nguyên tắc về sự công bằng, nguyên tắc về sự cẩn trọng. “Những nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam, xuyên suốt cho các tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách cho nông nghiệp hữu cơ”, ông Mịch nhấn mạnh.
Người đứng đầu VOAA cho biết, năm 2016, trên thế giới có 179 quốc gia sản xuất NNHC, trong đó có 87 quốc gia đã có Tiêu chuẩn quốc gia (Theo FiBL - 2016), phần lớn các quốc gia này quy định bắt buộc áp dụng theo Tiêu chuẩn hữu cơ (77 quốc gia). Các quốc gia phát triển sản xuất hữu cơ đều nhận thấy sự quan trọng của việc ban hành Tiêu chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là: Thúc đẩy sản xuất nội địa hướng tới xuất khẩu; nhưng vẫn đảm bảo giữ vững 4 nguyên tắc kim chỉ nam của nông nghiệp hữu cơ là sức khỏe, sinh thái, cẩn trọng, công bằng.
Theo IFOAM, lịch sử sản xuất hữu cơ của thế giới đã trải qua 3 giai đoạn gồm hữu cơ 1.0; hữu cơ 2.0; hữu cơ 3.0. Trong đó, nông nghiệp hữu cơ 3.0 từ năm 2015 đến nay thực hiện với 6 chiến lược chính.
“Chương trình hữu cơ 3.0 kêu gọi sự hợp tác để nâng cao nhận thức về hữu cơ, để thúc đẩy một môi trường chính sách thuận lợi hơn cho phát triển hữu cơ từng quốc gia, khu vực và trên toàn cầu. Tất cả các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách đều nên tham gia vào việc xây dựng các chiến lược địa phương và quốc tế, nhằm thúc đẩy sự ứng dụng của hữu cơ 3.0 trên toàn cầu”, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ.
Với nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, đầu những năm 90 có một số tổ chức phi chính phủ của các nước đã đến Việt Nam nghiên cứu và đầu tư một số dự án sản xuất hữu cơ. Đầu tiên là dự án trồng chè hữu cơ tại xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) của tổ chức CIDCE.
Sự ra đời của các công ty về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ như công ty Ecolink và Hanoi Organics (HO) đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu chè hữu cơ, rau quả hữu cơ. Từ năm 2005, tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) đã đến Việt Nam khảo sát và phát triển dự án về nông nghiệp hữu cơ…
Năm 2011, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ “ra đời”. Đây là một bước ngoặt của phong trào phát triển NNHC Việt Nam. Hiệp hội sau khi ra đời đã có những kết quả hoạt động thực chất; nhất là tư vấn, đề xuất với Bộ NN-PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ và Chính phủ về ban hành chính sách. Thúc đẩy kết nối các cá nhân, đơn vị tham gia chuỗi tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
Đồng thời, Hiệp hội là ngôi nhà chung, là trung tâm tập hợp những cá nhân, đơn vị có tâm huyết tham gia nghiên cứu, sản xuất, phân phối tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
Giải pháp nào để phát triển NNHC?
Chia sẻ về những cơ hội thuận lợi và thách thức trong phát triển NNHC ở Việt Nam, ông Mịch cho biết, chính sách phát triển NNHC tại Việt Nam đã gần như đầy đủ cơ sở pháp lý cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện sản xuất, tiêu thụ và hỗ trợ lĩnh vực sản xuất hữu cơ.
Nhiều giải pháp phát triển NNHC Việt Nam được Chủ tịch Hà Phúc Mịch nêu ra tại Diễn đàn
Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới đồng thời tham gia nhiều Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế như WTO, FTA, CPTPP…
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên phát triển NNHC rất thuận lợi cho các vùng miền; Việt Nam là một nước đa dạng sinh học nhất thế giới.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên Việt Nam và thế giới vẫn giữ được mức phát triển ổn định trong khủng hoảng kinh tế và bước vào giai đoạn mới. Phong trào NNHC phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chủng loại trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Mịch, quá trình phát triển NNHC ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại như: Người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều và hiểu nhiều về NNHC, sản phẩm hữu cơ. Do vậy chưa tồn tại, hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang NNHC.
Hạ tầng phụ trợ (chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung cấp vật tư cho NNHC như phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc trừ sâu…) cho NNHC hầu như chưa có. Danh mục vật tư đầu vào sử dụng trong sản xuất hữu cơ vẫn chưa được ban hành chi tiết.
Ngoài ra, phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi các tổ chức chứng nhận trong nước chứng nhận theo TCVN chưa thực sự chiếm được lòng tin của động đồng.
Sản xuất thông thường như hiện nay (có hóa chất ở phân bón, thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng…) đã trở thành thói quen gần 60 năm qua trong sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Mịch, để nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển một cách bền vững, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, cần đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo hệ thống cán bộ từ các Bộ, ngành đến các cấp địa phương bao gồm cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên ngành về nâng cao kiến thức NNHC.
Giáo dục thay đổi hành vi, phương thức sản xuất thông thường hiện nay (sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa chất...) chuyển sang theo phương pháp hữu cơ. Đào tạo thực hành NNHC cho nông dân, người lao động nông nghiệp.
Với Bộ NN-PTNT, cần tổ chức triển khai Nghị định 109/2018/NĐCP và Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 (Đề án 885) đến các tỉnh, thành trong cả nước và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các địa phương.
Xây dựng, quản lý các tổ chức chứng nhận sản xuất phù hợp theo tiêu chuẩn NNHC. Ban hành danh mục vật tư đầu vào cho NNHC. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định 109/2018/NĐCP.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển vật tư đầu vào cho NNHC như: Giống cây trồng, vật nuôi; Phân bón, thức ăn vật nuôi; Thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; Ưu tiên dành kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN-PTNT thôn cho nghiên cứu, ứng dụng vật tư đầu vào NNHC…
Mai Chiến
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…