Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ giúp nâng tầm cây lúa, cải thiện đời sống của bà con nông dân
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham vấn ý kiến, hoàn thiện nội dung và phương thức tổ chức Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Đề án có mục tiêu cụ thể là tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực lúa gạo. Khi thực hiện nhiệm vụ giữ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực cần phải nâng giá trị cây lúa, giúp người trồng lúa tăng thu nhập, chứ không phải cứ chịu thiệt thòi.
“Vấn đề quan trọng đối với các địa phương vùng ĐBSCL là xây dựng được vùng nguyên liệu. Với các doanh nghiệp khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa cần xác định trách nhiệm là phải gắn kết với bà con nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu, bởi thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp lúa gạo xây dựng được vùng nguyên liệu riêng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam phân tích.
Trong Đề án, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL đạt trên 500.000ha, tương ứng khoảng 1 triệu ha gieo trồng, sản lượng khoảng 6,2 triệu tấn lúa (3,8 triệu tấn gạo). Qua đó, thúc đẩy lợi nhuận bình quân của người trồng lúa đạt trên 35%; giảm lượng lúa giống xuống còn 80kg/ha và lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học giảm 30%.
Trong khi đó, tỷ lệ diện tích ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) và tương đương được công nhận đạt 80%, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 20%.
Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn vùng ĐBSCL sẽ hoàn thành mục tiêu 1 triệu ha, tương ứng khoảng 2 triệu ha gieo trồng, sản lượng đạt khoảng 12,4 triệu tấn lúa (7,7 triệu tấn gạo).
Tham gia đề án, lợi nhuận bình quân của người trồng lúa đạt trên 40%; tỷ lệ diện tích áp dụng GAP và tương đương được công nhận đạt 100%; tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 50%.
Trong Đề án cũng nêu rõ, vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao phải là vùng quy hoạch đất chuyên trồng lúa nước ổn định, có hệ thống đê bao hoàn chỉnh, hạ tầng giao thông tốt phục vụ cơ giới hóa các khâu.
Ngoài ra, vùng sản xuất lúa chất lượng cao phải đảm bảo tổ chức sản xuất giống hoặc đặt hàng các tổ chức, doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất, cung ứng giống lúa cấp xác nhận. Bộ giống lúa ưu tiên sử dụng là giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được thị trường trong nước chấp nhận và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Doanh nghiệp khi tham gia đề án phải đảm bảo có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm dài hạn từ 2 năm trở lên với HTX. Các HTX khi tham gia điều kiện đầu tiên là phải có đất chuyên trồng lúa phù hợp với tiêu chí của vùng sản xuất...
Theo dự trù, kinh phí của Đề án 1 triệu ha lúa giai đoạn 2023-2030 trên 40.000 tỷ đồng. Bình quân 1 ha lúa chất lượng cao được đầu tư 40 triệu đồng. Nông dân tham gia liên kết sẽ có chính sách ưu tiên, hỗ trợ vay vốn như: 30% chi phí mua giống lúa xác nhận ở định mức lượng giống sử dụng 80kg/ha trong 4 vụ đầu liên tiếp, vay không thế chấp tối đa 20 triệu đồng/vụ trong thời gian tham gia liên kết.
Hà Dũng (t/h)
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…