Những năm qua, kinh tế phi nông nghiệp và dịch vụ hỗ trợ kinh tế nông thôn của nước ta có bước phát triển mới.
Cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành và phát triển khá phổ biến
Đưa máy móc vào chế biến sản phẩm nông nghiệp
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn nông thôn cả nước hiện có 5.768 xã có hộ/cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản; chiếm 69,52% tổng số xã với 220.599 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân mỗi xã có 38,25 hộ/cơ sở.
Trong đó, miền núi có 1.506 xã, chiếm 79,14% tổng số xã trên địa bàn với 49.001 hộ/cơ sở, bình quân mỗi xã 32,54 hộ/cơ sở. Vùng cao 1.062 xã, chiếm 52,19% tổng số xã với 13.364 hộ/cơ sở, bình quân mỗi xã 12,58 hộ/cơ sở.
Hải đảo 33 xã, chiếm 48,53% tổng số xã với 601 hộ/cơ sở, bình quân mỗi xã 18,21 hộ/cơ sở. Các khu vực khác 3.167 xã, chiếm 73,81% tổng số xã với 157.633 hộ/cơ sở, bình quân mỗi xã 49,77 hộ/cơ sở.
Trong tổng số hộ/cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản nêu trên, có 123.324 hộ/cơ sở chế biến nông sản, chiếm 55,90% tổng số hộ/cơ sở; 90.152 hộ/cơ sở chế biến lâm sản, chiếm 40,87%; 7.123 hộ/cơ sở chế biến thủy sản, chiếm 3,23%.
Bên cạnh hộ/cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung và chế biến nông, lâm, thủy sản nói riêng, năm 2020 còn có 2.869 xã có doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 34,58% tổng số xã khu vực nông thôn.
Cụ thể, Đồng bằng sông Hồng có 950 xã, chiếm 53,70% tổng số xã trên địa bàn; Trung du và miền núi phía Bắc 397 xã, chiếm 19,48% tổng số xã trên địa bàn; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 674 xã, chiếm 30,62%; Tây Nguyên 132 xã, chiếm 22,37%; Đông Nam Bộ 245 xã, chiếm 56,98%; Đồng bằng sông Cửu Long 471 xã, chiếm 37,12%.
Trong tổng số xã có doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/7/2020 có 1.720 xã có doanh nghiệp. Chi nhánh doanh nghiệp chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản và làm muối, chiếm 20,73% tổng số xã khu vực nông thôn của cả nước.
Trung tâm thương mại về vùng nông thôn
Để cung cấp kịp thời đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tại thời điểm 1/7/2020, cả nước có 4.346 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng, chiếm 52,38% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,71 điểm phần trăm so với thời điểm 1/7/2016.
Cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại về khắp vùng nông thôn trên cả nước
1.757 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống vật nuôi, chiếm 21,18% tổng số xã, tăng 1,50 điểm phần trăm; 1.025 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống thủy sản, chiếm 12,35% và tăng 0,64 điểm phần trăm.
5.590 xã có điểm/cửa hàng cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 67,37%, giảm 6,71 điểm phần trăm; 4.092 xã có điểm/cửa hàng thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản, chiếm 49,32%, tăng 0,38 điểm phần trăm.
Tính ra, năm 2020, tại các xã có điểm/cửa hàng bình quân mỗi xã có 4,17 điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng; 2,73 điểm/cửa hàng cung cấp giống vật nuôi; 4,09 điểm/cửa hàng giống thủy sản và 5,33 điểm/cửa hàng cung cấp vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Hệ thống chợ truyền thống và chợ dân sinh được củng cố, góp phần đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong cộng đồng dân cư. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 5.347 xã có chợ; chiếm 64,44% tổng số xã, tăng 3,42 điểm phần trăm so với thời điểm 01/7/2016. Năm 2020, khu vực nông thôn cả nước có 7.035 chợ, bình quân mỗi xã có 1,32 chợ.
Trong đó, các xã miền núi có 1.469 chợ, chiếm 20,88% tổng số chợ nông thôn, bình quân mỗi xã 1,20 chợ. Các xã vùng cao 808 chợ, chiếm 11,49% tổng số chợ, bình quân mỗi xã có 1,11 chợ. Các xã hải đảo có 52 chợ, chiếm 0,74% tổng số chợ, bình quân mỗi xã 1,11 chợ. Các xã khác 4.706 chợ, chiếm 66,89%, bình quân mỗi xã 1,41 chợ.
Để phát huy vai trò và nâng cao năng lực, hiệu quả hệ thống chợ nông thôn, nhiều địa phương đã đầu tư kiên cố hóa các chợ trên địa bàn. Năm 2020, có 5.382 chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 76,50% tổng số chợ khu vực nông thôn, tăng 9,67 điểm phần trăm so với năm 2016; trong đó, 4.189 chợ hằng ngày, chiếm 76,36% và tăng 23,76 điểm phần trăm.
Một số loại hình thương mại, dịch vụ mới, hiện đại cũng đã hình thành trên địa bàn nông thôn. Tại thời điểm 1/7/2020, cả nước có 757 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 9,12% tổng số xã.
Trong đó, Đồng bằng sông Hồng 206 xã, chiếm 27,21% tổng số xã có loại hình thương mại, dịch vụ này của cả nước. Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long 179 xã, chiếm 23,65%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 161 xã, chiếm 21,27%; Trung du và miền núi phía Bắc 46 xã, chiếm 6,08%; Tây Nguyên 30 xã, chiếm 3,96%. Ngoài ra, còn có 250 xã có Trung tâm thương mại và siêu thị, chiếm 3,01% tổng số xã khu vực nông thôn cả nước.
Một số địa phương chú trọng phát triển loại hình thương mại, dịch vụ hiện đại này ở khu vực nông thôn nên đã thu được kết quả tích cực.
Năm 2020, Hà Nội 108 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 28,20% số xã trên địa bàn và 48 xã có trung tâm thương mại, siêu thị, chiếm 12,53% số xã. Nghệ An 28 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 6,81% số xã trên địa bàn và 13 xã có trung tâm thương mại, siêu thị, chiếm 3,16%. Long An 25 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 15,53% số xã và 13 xã có trung tâm thương mại, siêu thị, chiếm 8,07% số xã.
Ngân hàng nông thôn phát huy hiệu quả
Tổng cục Thống kê cho biết, tại thời điểm 1/7/2020, cả nước có 1.836 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, chiếm 22,13% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,01 điểm phần trăm so với 1/7/2016.
Hệ thống tín dụng, ngân hàng nông thôn thực sự là nguồn cung ứng vốn quan trọng hỗ trợ kinh tế - xã hội nông thôn phát triển. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ được vay vốn cho hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực nông thôn có nhu cầu vay vốn của hệ thống tín dụng, ngân hàng tăng từ 53,92% năm 2016 lên 76,22% năm 2020.
Trong đó, Đồng bằng sông Hồng tăng từ 41,83% lên 74,37%; Trung du và miền núi phía Bắc tăng từ 52,48% lên 72,85%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng từ 53,73% lên 79,96%; Tây Nguyên tăng từ 62,75% lên 81,61%; Đông Nam Bộ tăng từ 54,01% lên 79,95%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 54,16% lên 72,27%.
Một số địa phương có tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản được vay vốn chiếm trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản có nhu cầu vay vốn đạt cao là: Bình Thuận 89,46%; Bà Rịa - Vũng Tàu 88,84%; Bến Tre 87,63%; Tiền Giang 87,43%; Thanh Hóa 87,03%; Phú Yên 86,92%; Long An 85,27%; Đắk Lắk 85,15%.
Mai Chiến
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…