Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN trả lời phỏng vấn Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam khi đang tham dự Hội chợ Biofach tại Đức
Với 12 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Biofach năm nay tại Nuremberg (Đức), các gian hàng của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm hữu cơ chất lượng đã được bạn bè Quốc tế đánh giá cao, kèm theo đó là các hợp đồng giá trị.
Một chuyến đi rất thành công của các doanh nghiệp Việt Nam để quảng bá các sản phẩm hữu cơ tới bạn bè 5 châu, để chứng minh sự phát triển của Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Trước khi Hội chợ bế mạc, phóng viên Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN, tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch về kết quả của lần tham dự Hội chợ Biofach 2022 của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những khó khăn, thách thức, đường hướng phát triển NNHC tại Việt Nam…
PV: Thưa Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN, ông đánh giá thế nào về kết quả lần tham gia Hội chợ Biofach năm nay của các doanh nghiệp Việt Nam?
Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN:
Biofach 2022 tại Đức là Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới mang tính chất định hướng thị trường về thực phẩm hữu cơ và là Hội chợ thương mại Quốc tế về mỹ phẩm thiên nhiên. Năm nay, Hội chợ đã thu hút gần 1.000 gian hàng đến từ 100 quốc gia với các sản phẩm hữu cơ của nhiều ngành hàng khác nhau như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ uống, đóng gói…
Việc duy trì các gian hàng hữu cơ đến từ Việt Nam tại Hội chợ Biofach thường niên có ý nghĩa tác động lan tỏa đối với sản phẩm NNHCVN nói riêng và sản phẩm hữu cơ Việt Nam nói chung. Năm nay khu gian hàng Việt Nam có diện tích 120m2, với 12 doanh nghiệp tham dự ở khu vực số 2 có thuận lợi 4 mặt tiền, và cố định trong 4 năm qua nên khách hàng quen biết thường lui tới. Từ năm 2018, chúng ta chỉ có 7 doanh nghiệp, qua các năm số lượng càng tăng. Qua 5 năm chúng tôi thấy việc tham gia Hội chợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp và rất có ý nghĩa với Việt Nam vì đây là các gian hàng mang logo của Việt Nam.
Đối với Hiệp hội NNHCVN, chúng tôi thấy rất vui, khích lệ, tự hào là đơn vị đầu mối để tập hợp các doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận hữu cơ quốc tế để đưa ra bạn bè khắp năm châu, đặc biệt là tại Đức, một quốc gia rất phát triển.
Kết quả năm nay, do đại dịch Covid-19 nên Hội chợ đã phải lui đến tháng 7. Hiện khách hàng đến Hội chợ mặc dù không được đông như các năm trước, nhưng vẫn thuộc dạng khá, thể hiện qua các ngày diễn ra Hội chợ.
Các doanh nghiệp Việt Nam như: Vinasimex, Vinasamex mỗi ngày tiếp khoảng 30 khách hàng tiềm năng, có khách hàng yêu cầu 3-5 container. Một số khách hàng yêu cầu mua tinh dầu quế, tuy nhiên vùng nguyên liệu tiêu chuẩn hữu cơ (diện tích, sản lượng) chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chè Ecolink mỗi ngày tiếp 15 khách, ngày đầu tiên có đơn hàng với giá trị 90.000 USD. Gạo Hữu cơ Bảo Minh lần đầu tham dự Hội chợ đã có rất nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt Bảo Minh là đơn vị duy nhất của đoàn Việt Nam đem gạo tới Hội chợ quốc tế (ngoài ra còn có đoàn Ấn Độ đem gạo). Đã có đơn vị tiềm năng sẵn sàng mua toàn bộ 2.000 tấn gạo hữu cơ của Bảo Minh, trong khi có đơn vị khác yêu cầu mua thêm.
DACE mỗi ngày tiếp 30 khách, có những đơn hàng lên tới 300.000 USD. Chè HTC Bắc Hà có 15 khách tiềm năng mỗi ngày. Visimex có nhiều khách hàng truyền thống và khách hàng mới… Một số doanh nghiệp khác chưa có hợp đồng ngay nhưng đây sẽ là nền tảng cho các năm tiếp theo.
Gian hàng Việt Nam thu hút được sự quan tâm của bạn bè Quốc tế và đã kí được không ít hợp đồng giá trị
PV: Hiện các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức - theo ông, thông qua Hội chợ Biofach các doanh nghiệp Việt Nam cần rút kinh nghiệm, cải thiện điều gì để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước?
Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN:
Các đoàn tham dự Hội chợ đã đáp ứng các điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của chúng ta thể hiện nhiều hạn chế chung của ngành sản xuất NNHCVN đó là nhỏ lẻ, manh mún.
Ví dụ, khách hàng yêu cầu 5 container/tháng nhưng doanh nghiệp không dám kí hợp đồng vì vùng nguyên liệu, vùng sản xuất quá nhỏ lẻ không thể đáp ứng, đặc biệt là các vùng sản xuất NNHC. Vì thế, lưu ý các doanh nghiệp sản xuất NNHC cần mở rộng diện tích và sản lượng mới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vì giá tốt hơn, ổn định hơn. Nếu không tăng diện tích và sản lượng thì không thể kí được hợp đồng lớn với các công ty ở châu Âu. Vì thế, cần vận động các địa phương, bà con vẫn đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất NNHC nhưng phải tăng nhanh diện tích như dự báo nhu cầu từ Hội chợ.
Đối với các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế, chúng ta không lo thừa ế, khó bán hàng. Hiện chúng ta rơi vào tình trạng cung rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường châu Âu.
PV: Hiện NNHC đang ngày một phát triển tại Việt Nam để bắt kịp xu thế thời đại, nhưng tỉ lệ vẫn còn khá khiêm tốn, ông có thể cho biết thêm về hướng đi trong tương lai của Hiệp hội để giúp NNHCVN ngày càng nhân rộng và phát huy được hết tiềm năng sẵn có?
Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHCVN:
Chúng ta phải phát triển nhanh về quy mô, chủng loại, sản lượng mới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tới châu Âu và Quốc tế. Nhưng Việt Nam có bất cập là không thể đáp ứng được sản lượng như yêu cầu của đối tác. Để làm được việc này, Hiệp hội phải thúc đẩy địa phương, doanh nghiệp, HTX tăng quy mô, chủng loại, sản lượng - đặc biệt là các sản phẩm truyền thống xuất khẩu được như: quế, hồi, gừng, các gia vị, gạo, chè… đều cần tăng quy mô sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Đề nghị địa phương, ban ngành tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp được hưởng lợi từ các chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành như Nghị định 109 năm 2018. Trong Nghị định này có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển NNHC nhưng hiện nay việc triển khai và áp dụng, đem lại lợi ích cho người nông dân còn nhiều hạn chế. Chúng ta mới chỉ đạo trên phương diện giấy tờ, còn thực tế người nông dân được áp dụng chính sách này còn khiêm tốn.
Các Hiệp hội cùng với đơn vị, các nhà khoa học, các trường đại học chuyên ngành, các Sở Nông nghiệp tỉnh cần chuyển giao các công nghệ trong NNHC đến các doanh nghiệp, bà con khắp vùng miền. Đồng thời đào tạo, truyền thông về tiêu chuẩn hữu cơ, nhất là tiêu chuẩn TCVN, tiêu chuẩn quốc gia về NNHC đến với người sản xuất để người sản xuất nắm được, làm theo, làm đúng mới được chứng nhận sản phẩm hữu cơ là điều rất quan trọng.
Tiến sĩ khoa học Hà Phúc Mịch chia sẻ rất nhiều trăn trở, cũng như định hướng để phát triển NNHC tại Việt Nam
Đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương đôn đốc, kiểm tra, triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ đã ban hành. Đặc biệt theo Đề án 885 của Thủ tướng Chính phủ kí ngày 22/6/2020, cho phép các vùng miền có các mô hình sản xuất NNHC tuần hoàn để các doanh nghiệp, nông dân sớm triển khai.
Đặc biệt, Bộ NN-PTNT với trách nhiệm là đơn vị chủ quản, chỉ đạo cả nước về NNHC, cần quan tâm, chỉ đạo có hiệu quả hơn nữa tới các địa phương về các chủ trương chính sách theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII cũng như Nghị quyết số 19 năm 2022 vừa qua của Ban chấp hành Trung ương về vấn đề triển khai nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều khẳng định là ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ.
Hai nghị quyết rất quan trọng đều khẳng định như vậy, vì thế chúng ta cần bám sát chủ trương của Đảng. Đồng thời UBND các tỉnh thành với sự tham mưu của Sở NN-PTNT tỉnh thành có những cơ chế, chính sách cụ thể và quy hoạch cụ thể vùng sản xuất NNHC, cũng như chính sách của địa phương ưu tiên phát triển NNHC để thu hút vốn, các nguồn lực, để thúc đẩy phát triển NNHC tại địa phương mình.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch!
Mạnh Cường - Hà Dũng
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…