Các hộ chăn nuôi đang tiết giảm việc sử dụng cám công nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Tới ở xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) chia sẻ, từ năm ngoái đến năm nay, giá phân đạm tăng gấp 3 lần, phân lân tăng gấp đôi. Hiện nay, 1kg phân đạm dao động ở mức 16.000-20.000 đồng/kg. Trước đó, khi vào vụ sản xuất, giá giống cũng đã tăng từ 5-10% nên nông dân rất vất vả.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Thạo ở xã Lê Thanh (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cũng bón kết hợp giữa 2 loại phân vô cơ và hữu cơ để giảm bớt chi phí.
Ông Thạo cho hay: "Với 3 sào ruộng, mọi năm, gia đình tôi đến các đại lý mua phân hóa học về tích trữ cho cả vụ, gồm bón lót, bón thúc và đón đòng.
Nhưng năm nay, giá phân tăng, nhà tôi chỉ mua 1 ít phân lân, còn đạm và kali chờ đến khi nào lúa có đòng mới mua. Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, không bị "đói" phân, tôi đã ủ phân chuồng để bón. Ưu điểm của phân hữu cơ là làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối".
Qua tìm hiểu tại một số địa phương khác, giá phân bón tăng, duy trì ở mức cao khiến nhiều hộ dân phải tính toán kỹ trong việc canh tác. Một số hộ đã cắt giảm phân hóa học hoặc chuyển phần lớn sang phân hữu cơ, tận dụng phế phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi để giảm chi phí đầu tư.
Cùng với đó, bà con ở các địa phương đã tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm lượng phân bón trên đồng ruộng, như: Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), "3 giảm - 3 tăng" (giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu; tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả)...
Còn hộ anh Dương Trịnh Quyết, chủ trang trại nuôi 6.000 gà đẻ ở Cụm 5, xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho hay, để tiết giảm chi phí, anh đặt hàng nhà máy cung cấp trực tiếp sản phẩm đến trang trại, không tốn chi phí trung gian.
Bên cạnh đó, anh Quyết còn xử lý chất thải từ chuồng trại bằng đệm lót sinh học, tạo nguồn phân bón hữu cơ cung cấp cho một số trang trại trồng cây ăn quả trên địa bàn. Nhờ đó, gia đình thêm khoản thu tái đầu tư sản xuất...
Mặc dù, giá vật tư tăng cao, trong đó đặc biệt là phân bón có mức tăng cao hơn cả, để bảo đảm hiệu quả sản xuất, nông dân không nên cắt bỏ hoàn toàn phân bón vô cơ mà nên sử dụng phân bón tiết kiệm, đúng liều lượng, kỹ thuật theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển từng loại cây trồng; đồng thời, tăng tỷ trọng phân bón hữu cơ trong chăm sóc cây trồng để vừa giúp cải tạo đất, vừa giảm chi phí nhưng vẫn bảo đảm năng suất.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, Sở đã nghiên cứu, thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, trước hết, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, hộ nông dân liên kết tiếp cận nguồn vật tư nông nghiệp trực tiếp tại các nhà máy sản xuất.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tăng cường hướng dẫn nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; tận dụng rác thải hữu cơ trong sinh hoạt để ủ thành phân hữu cơ; ứng dụng công nghệ vận hành hệ thống tưới nước và phân bón nhỏ giọt tự động trên các loại cây trồng, mô hình công nghệ cao.
Đồng thời, chú trọng hướng dẫn các trang trại chăn nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có (cám, ngô, bã đậu, rau xanh, phụ phẩm nông nghiệp...) thay thế một phần nguồn thức ăn hỗn hợp mua từ thị trường; chủ động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi để mua cám tận gốc, bảo đảm sản xuất không bị đình trệ do vật tư tăng cao.
“Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón tăng 40-50%; giống cây trồng tăng 10-15%, thuốc bảo vệ thực vật tăng 10-20%; thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng 15-20%, thuốc thú y tăng 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao khiến nông dân chật vật thích ứng nhằm bảo đảm được mùa”, Bộ NN – PTNT cho biết.
Sông Thao
Tốt nghiệp THPT, cô gái duyên dáng Bến Tre “9x” Mai Thị Ánh Xuân (xã An Khánh, huyện Châu Thành)…
Với diện tích 3ha đất trồng sen Quan âm trắng, ông Nguyễn Văn Mỹ, ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận,…
Sầu riêng tươi, sầu riêng cấp đông đã là những mặt hàng nông sản quen thuộc của cao nguyên. Và…
Những gì thấy được từ phiên chợ nông nghiệp sạch ở huyện Đăk Hà khiến tôi tin rằng, nông nghiệp…
Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng…
Xây dựng một liên kết sản xuất rau an toàn, đưa rau từ nông trại tới tay người tiêu dùng,…
Địa điểm: Để ong có thể lấy được nhiều mật và an toàn, người nuôi cần lựa chọn địa điểm…
Ngành nông nghiệp vừa triển khai thành công mô hình sản xuất lúa “ba giảm, ba tăng” trên giống chất…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, không chỉ là xu thế phát triển trong thời gian tới, mà cũng là…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…