Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp tham gia dự án. Do đó, khi mới bắt đầu, dự án cần sự hỗ trợ và thúc đẩy của “4 nhà”. Trong đó, sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân/HTX quyết định hiệu quả của dự án.
Nông dân xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu thu hoạch tôm càng xanh trên đất lúa.
Sản xuất lúa hữu cơ nhìn ra thế giới
Theo thông tin từ nhóm nghiêm cứu 4H - xây dựng mô hình lúa hữu cơ tại An Giang của Viện nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Á Châu cho thấy, hiện nay, Ấn Độ là một trong những nước có nhiều sản phẩm sản xuất hữu cơ lớn nhất thế giới và cũng có nhiều cơ quan nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhất.
Theo báo cáo của Y.V. Singh – tổ chức nghiên cứu về sản xuất hữu cơ ở Ấn Độ đưa ra một số thông tin quan trọng liên quan đến sản xuất lúa hữu cơ như: Nông dân Ấn Độ từ xa xưa đã trồng trọt hữu cơ. Từ những năm 1950, nông dân dần chuyển sang canh tác áp dụng hóa học. Trong đó, phương pháp hóa học gia tăng trong cuộc cách mạng xanh.
Vì vậy, việc sử dụng hóa học tự do đã dẫn đến rủi ro cho sức khỏe. Nhiều báo cáo về ô nhiễm không khí, nước và đất ở khắp mọi nơi. Độ màu mỡ của đất giảm ở nhiều vùng sinh thái. Năng suất không tăng và hiệu quả sản xuất giảm. Từ đó gia tăng nhu cầu phát triển thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường và khuynh hướng mới bắt đầu trở lại sản xuất hữu cơ.
Một ví dụ khác tại nước kém phát triển như Lào khi nông dân phụ thuộc rất nặng nề vào sản xuất tự cung, tự cấp dựa vào nông nghiệp sinh kế của họ. Một yếu tố quan trọng cho việc cho gia tăng phúc lợi cho người dân nông thôn ở Lào, đặc biệt là cho nông dân sản xuất nhỏ, gia tăng lợi nhuận trong sản xuất.
Vì vậy, một giải pháp khả thi trong việc gia tăng lợi nhuận cho nông dân Lào là dịch chuyển từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ định hướng xuất khẩu. Bởi, thị trường quốc tế cho lúa gạo hữu cơ đang phát triển, người tiêu thụ hữu cơ sẵn sàng mua sản phẩm có giá trị ưu đãi hơn sản phẩm thông thường và các điều kiện cho sản xuất lúa hữu cơ là khá thuận lợi ở Lào.
Do đó, sản xuất lúa hữu cơ ở Lào đã phát triển trong thập kỷ vừa qua khi có một số lượng sản phẩm lúa hữu cơ khá lớn sản xuất và xuất khẩu. Lúa hữu cơ chủ yếu sản xuất bởi nông hộ sản xuất nhỏ trong các dự án tài trợ hoặc nông dân hợp đồng cung cấp cho các công ty nông nghiệp.
Mô hình lúa hữu cơ liên kết sản xuất giống lúa Nhật DS1 tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2020-2021.
Hay theo tài liệu của Sa Kennvidy (2011) nhấn mạnh rằng, canh tác hữu cơ là một hệ thống quan trọng của nông nghiệp và sản xuất lương thực, đó là gìn giữ môi trường bền vững và có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đối với cộng đồng nông thôn. Sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ở đất nước Campuchia đang ở giai đoạn bắt đầu.
Nhà nước cùng doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, tìm kiếm đầu ra sản phẩm, các nhà khoa học tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn, theo sát đồng hành cùng nông dân trong suốt quá trình thực hiện. Để có được sản phẩm thực sự hữu cơ, sự liên kết thực hiện của “4 nhà” là điều rất quan trọng. |
Đáng chú ý tại đề tài luận án Thạc sỹ của tác giải Gutzen, Kaja (2019) có với chủ đề Khảo nghiệm giống hữu cơ - Phương pháp phân tích hàm lượng định tính để đánh giá khảo nghiệm giống hữu cơ, trường hợp nghiên cứu điển hình của Đức. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu rõ hơn về việc thử nghiệm giống như một rào cản tiềm năng để phát hành các giống hữu cơ. Hệ thống đăng ký hữu cơ và kiểm tra sau đăng ký của Đức đối với các loài cây và rau nông nghiệp được so sánh với các hệ thống khác ở các Quốc gia Thành viên EU.
Các cuộc phỏng vấn chuyên gia với Văn phòng Giống cây trồng Liên bang, ba điều phối viên thử nghiệm sau đăng ký của Văn phòng Liên bang và bảy nhà lai tạo trên khắp nước Đức được phân tích định tính nhằm xác định ưu điểm và nhược điểm của hệ thống khảo nghiệm hiện có. Trong bối cảnh này, 4 giả thuyết dưới đây được đưa ra bàn luận.
Thứ nhất, đó là định nghĩa về “giống hữu cơ thích hợp cho sản xuất hữu cơ”, trong quy định hữu cơ mới (EU) 2018/848, thể hiện sự hạn chế của các giống có sẵn cho nông dân hữu cơ. Với định nghĩa này đã để lại quyền tự do giải thích, và do đó, cản trở việc thực hiện thống nhất trên toàn EU
Thứ hai, thử nghiệm đa dạng trong điều kiện hữu cơ là cần thiết để xác định các loài cây và rau nông nghiệp hữu cơ phù hợp với nông nghiệp hữu cơ. Thử nghiệm này là cần thiết để xác định một số đặc điểm nhất định trên cây nông nghiệp và rau quả là quan trọng đối với nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, tồn tại sự không giống nhau về việc thiết kế thử nghiệm giống hữu cơ và liệu các thử nghiệm hữu cơ và thông thường có thể được kết hợp để đạt được cùng một kết luận hiệu quả hơn hay không.
Nhằm giúp cho nông dân tham gia dự án sản xuất lúa hữu cơ cơ thu nhập cao, doanh nghiệp cần chọn giống lúa phù họp vùng dự án, đáp ưng đầy đủ chất lượng và số lượng theo nhu cầu thị trường.
Thứ ba, các giao thức DUS (tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định) và VCU (giá trị canh tác và sử dụng) hiện tại không đủ để đánh giá các giống hữu cơ. Các tiêu chí kiểm tra cần được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của lĩnh vực hữu cơ. ác giao thức DUS và VCU hiện tại được thiết kế cho các cây trồng có tầm quan trọng kinh tế chính và không thích hợp cho các cây trồng phụ. Các phương án đăng ký thay thế được coi là hạn chế và không có khả năng bảo hộ giống. Do đó, nhu cầu được xác định để thích ứng với các giao thức DUS và VCU. Bất đồng tồn tại về cách thức thích ứng.
Thứ tư, các nước thành viên EU cần cố gắng thực hiện hài hòa và các phương pháp tiêu chuẩn hóa để mở rộng chủng loại đa dạng cho lĩnh vực hữu cơ. Trong toàn EU, việc khảo nghiệm giống diễn ra ở các cấp độ khác nhau của cơ cấu tổ chức và thiết kế khảo nghiệm. Tiêu chuẩn hóa thử nghiệm giống hữu cơ có thể cải thiện chất lượng thử nghiệm, và do đó, tăng khối lượng giống hữu cơ và giống thích nghi. Sự hỗ trợ của chính phủ đối với chọn tạo giống hữu cơ và khảo nghiệm giống hữu cơ là rất quan trọng.
Tác động của giống cây trồng trong sản xuất hữu cơ
Vì vậy, Viện nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Á Châu đã xây dựng, thực hiện Đề tài 4H - nghiên cứu xây dựng mô hình lúa hữu cơ tại An Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định nhận thức của nông dân về trồng lúa hữu cơ và phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống. Thu thập dữ liệu đã được tiến hành thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, hai loại bảng câu hỏi và quan sát cá nhân trong khi thống kê mô tả và suy luận được phân tích với việc sử dụng các phần mềm thống kê cho ngành khoa học xã hội hoặc phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy đa số nông dân chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, bởi giá bán cao với sản phẩm hữu cơ và thu nhập của họ được gia tăng 15 % so với canh tác thông thường. Thích ứng với trồng lúa hữu cơ có thể làm tăng năng suất lúa lên 5 % từ 2,46 lên 2,59 tấn mỗi ha. Chênh lệch gia tăng sản lượng lúa tương đương với 21 %. Hơn nữa, hệ thống canh tác hữu cơ có thể được ổn định hơn từ việc phân tích hiệu quả kinh tế cao hơn so với hệ thống canh tác thông thường.
PGS-TS Dương Văn Chín - nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời).
Theo PGS-TS Dương Văn Chín - nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) trong số các giống lúa được tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai tạo. Hiện nay, chúng ta có rất đa dạng các giống lúa về thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cho đến dài ngày, giống lúa năng suất cao phẩm chất tốt, giống lúa thơm đặc sản… có khả năng đáp ứng được cơ bản những thị trường dễ tính cho đến khó tính.
Một số giống lúa đang được thịnh hành theo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là các giống lúa do cơ quan nhà nước, công ty và cá nhân lai tạo tuyển chọn ra như: Viện Lúa ĐBSCL có các giống lúa OM như OM 4900, OM 3536, OM 5451, OM 18, …
Hay một Công ty do Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua sáng lập tạo ra các giống ST nổi tiếng số 1 và số 2 thế giới là ST25 và ST24…; cá nhân như nông dân Danh Dưỡng, ở Thoại Sơn, An Giang, có tạo chọn giống lúa Hồng Ngọc (Óc Eo), giống lúa tím than (được công ty quan tâm phát triển sản phẩm hữu cơ).
Giống lúa AG1 do tác giả Huỳnh Quang Tín (Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long) và cộng sự lai chọn. Giống có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày. Năng suất trung bình đạt 7-8 tấn/ha. Tỷ lệ gạo nguyên: 48,6-48,7%; tỷ lệ bạc bụng: 0,7-09%; chiều dài hạt gạo: 7,12-7,13 mm; tỷ lệ D/R: 3,3; hàm lượng Amylose khoảng 14,6%. Chất lượng cơm mềm dẽo; thơm nhẹ; hàm lượng protein đạt mức trung bình (8,7%); giống kháng được bệnh cháy lá cấp 1-3 và thích nghi được với đấy phèn và mặn.
Các giống lúa mùa của An Giang được bảo tồn thông qua sản phẩm chế biến do chất lượng gạo chưa cao. Ngoài ra có một số giống lúa của Công ty Lộc Trời, các giống lúa ngoại nhập của Nhật Bản, Thái Lan và của Viện lúa quốc tế IRRI…
“Những thành tựu trên là sự nỗ lực của các nhà khoa học và quản lý nông nghiệp góp phần tích cực nâng cao sản lượng và diện tích lúa trên toàn quốc. Vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá từng giống lúa thích hợp với các vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác nhằm phát huy hết tiềm năng của giống là một biện pháp hữu ích, mang lại hiệu quả cho sản xuất”, PGS-TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.
Theo thống kê của tổ chức FiBL (FiBL Statistics - Area for selected crops, online 27/6/2022), diện tích sản xuất lúa hữu cơ tính đến năm 2020 là 623.195,43 ha. Thực tế cho thấy, nông nghiệp hữu cơ nói chung và lúa hữu cơ nói riêng trên thế giới mới chỉ bắt đầu với diện tich nhỏ. Tính đến 2017, chưa đến 2% tổng diện tích lúa của Hoa Kỳ được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Và hầu hết được trồng ở California và Texas. (Kathleen Phillips, 2017). Về thị trường, theo Business Wire (2022), đã theo dõi thị trường gạo hữu cơ cho biết nó đã sẵn sàng để tăng 1,76 tỷ đô la trong giai đoạn 2020-2024, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6% trong giai đoạn dự báo. |
Hải Sơn
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…