15:07 14/07/22 Print

“Hai lúa” chế tạo máy xử lý “cơn ác mộng” trên kênh rạch, đoạt giải nhất tỉnh

Long An – Lâu nay “lục bình” là vấn nạn trên kênh rạch tại Long An, nhưng giờ đây nhờ máy ép lục bình được sáng chế bởi một nông dân mọi thứ đã được giải quyết.

Những chiếc phà được đóng để chở máy ép vớt lục bình là sản phẩm đoạt giải nhất cuộc thi sáng tạo nhà nông tỉnh Long An 2020

Vấn nạn lục bình phát triển trên kênh rạch địa bàn tỉnh Long An từ lâu đã là nỗi trăn trở của các nhà khoa học, nông dân và cả cơ quan chức năng. Để giải quyết tình trạng này đã có nhiều giải pháp thực hiện, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa cho thấy hiệu quả như mong muốn.

Cùng chung nỗi trăn trở với vấn nạn lục bình trên sông, anh Ngô Nguyên Hồng – làm nghề cơ khí xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã chế tạo ra máy ép lục bình và thực hiện thử nghiệm trên thực tế đã giải quyết được khó khăn của vấn nạn lục bình.

Hiện máy vớt, ép lục bình của anh đã được một số doanh nghiệp đặt hàng mua. Đồng thời, được Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Long An hỗ trợ để đăng ký bản quyền. Sản phẩm máy vớt, ép lục bình của anh được anh đăng ký tham gia Hội thi Nhà nông sáng tạo tỉnh Long An lần thứ 6 và đoạt giải nhất.

Trao đổi với phóng viên anh Hồng chia sẻ: “Tôi xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng (bà nội là mẹ Việt Nam anh hùng, cha là thương binh (đã mất), từ nhỏ tôi đã tập sửa chữa máy móc nông nghiệp với cha tôi”.

Từ nhỏ anh Hồng theo nghề cha anh sửa chữa cơ khí, đặc biệt anh rất đam mê sáng tạo, tự nghiên cứu chế tạo ra nhiều máy móc phục vụ cho đời sống của người nông dân quê anh.

Theo anh Hồng, trước đây tỉnh Long An có Dự án nghiên cứu, chế tạo một số máy móc để trục vớt lục bình và xoay nhuyễn để làm phân hữu cơ, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì gặp không ít khó khăn. Anh kể: “Do mầy mò nghiên cứu tôi thấy điều kiện trên sông, rạch của tỉnh Long An không chỉ có lục bình, cỏ mà còn có cả thân cây khô và lá dừa (bặp dừa), ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt (chai nhựa, bịch mủ..,), thậm chí có cả xác động vật chết…

Chính vì vậy, việc băm nát lục bình để tải lên băng chuyền là không khả thi, thay vào đó anh dùng máy ép để làm cho rác thải cứng “nhừ ra” và “mềm đi” để ép thành cuộn và theo băng chuyền thải lên bờ hoặc lên tàu khác vận chuyển đi tiêu thụ. Hiện sản phẩm máy vớt, ép lục bình của anh đã được một doanh nghiệp của tỉnh Tây Ninh đặt hàng, cơ sở của anh đang thực hiện.

Việc ép lục bình thành cuộn sẽ giúp cho người điều khiển máy vớt ép lục bình tăng năng suất khi sử dụng máy vớt ép lục bình. Theo anh Hồng, một chiếc phà vớt, ép lục bình cần một người điều khiển, một người lái phà và một người giúp việc với khoảng 8h làm việc một ngày, một chiếc phà vớt, ép lục bình của anh Hồng sẽ thu hoạch khoảng 800 cuộn lục bình ép cứng (tương tụ cuộn rơm). Nếu tính ra khối lượng khoảng 8-10 tấn/ngày.

Cuộn lục bình được ép không chỉ dễ vận chuyển, sử dụng mà còn nhẹ do đã ép nước ra và có thể cho gia súc ăn, dùng để ủ phân hữu cơ hoặc đắp gốc cây ăn trái… rất tiện lợi. Việc vận chuyển các cuộn lục bình ép khô đến nơi tiêu thụ cũng rất dễ dàng kể cả bằng xe mô tô, xe đạp trên những tuyến đường nhỏ, hẹp…

Anh Hồng bên xưởng sửa chữa máy móc nông nghiệp của gia đình

Chủ tịch Hội nông dân xã Mỹ Lạc, Lê Hoàng Khanh thông tin: Trên địa bàn xã có nhiều nông dân tham gia Hội thi nhà nông sáng tạo và đoạt giải cao. Đặc biệt sản phẩm của anh Hồng đem lại hiệu quả thiết thực vì nhiều đoạn kênh rạch trên địa bàn xã mọc kín lục bình. Với giá phân bón tăng cao như hiện nay thì lục bình chính là giải pháp giúp người nông dân giải bài toán phân bón và đem lại sản phẩm hữu cơ có giá trị trên thị trường nông sản”.

Được biết, hiện một máy vớt, ép lục bình của anh Hồng có giá trị khoảng 3 tỷ đồng, máy của anh có thể giúp nông dân, chính quyền giải tỏa ách tắc giao thông đường thủy trên một đoạn kênh, rạch trong thời gian ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời là nguồn nguyên liệu cung cấp phân hữu cơ cho nông dân rất rẻ và tiện lợi.

Hiện anh đang nghiên cứu và chế tạo thành công máy vớt lục bình lên bờ (giá 500 triệu đồng, bao gồm cả phà chở và cần vớt, 1 người điều khiển) và máy chém nhừ, băm nhuyễn lục bình (giá 500 triệu đồng) phù hợp với túi tiền của doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nông dân làm trang trại.

Đặc biệt, qua hướng dẫn của anh Hồng thì sau một ngày học tập là người mua máy có thể sử dụng được ngay. Sản phẩm của anh cũng được anh đăng ký tham gia Hội thi Nhà nông sáng tạo tỉnh Long An lần thứ 7.

Được biết, anh Hồng tham gia sáng chế sản phẩm máy móc nông nghiệp từ năm 2016 và năm 2018 anh đoạt giải nhì với sản phẩm máy cuộn rơm. Theo anh Hồng, khó khăn nhất trong việc đưa máy nông nghiệp ra thị trường hiện nay là thời hạn chờ được cấp bản quyền sáng chế khá lâu, trong khi doanh nghiệp mong muốn sớm sản xuất để bán ra thị trường cho người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho xã hội và phòng ngừa tình trạng hàng nhái, hàng giả gây thiệt hại cho nhà sáng chế.

An Cơ

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Hai lúa” chế tạo máy xử lý “cơn ác mộng” trên kênh rạch, đoạt giải nhất tỉnh

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…

Nông trại hữu cơ không có chủ, không có người làm thuê

Nông trại hữu cơ không có chủ, không có người làm thuê

Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.

Tin mới cập nhật

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình OCOP giúp tăng 12% giá trị sản phẩm: Hãy ưu tiên chế biến sâu

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Ở nơi vật nuôi được vui tươi, hạnh phúc và đối xử nhân đạo

Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Thái Nguyên: Xác định phát triển cây chè trở thành thương hiệu quốc gia

Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Báo động ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Đệm lót sinh học có là giải pháp khả thi?

Báo động ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Đệm lót sinh học có là giải pháp khả thi?

Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…

WinEco tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Đồng Nai

WinEco tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Đồng Nai

Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…