Việc các địa phương sớm hình thành “vùng xanh” sẽ giúp cho việc thông quan được thuận lợi hơn. Qua đó, giảm tải áp lực cho các tỉnh có cửa khẩu thông quan sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày 18/1
Cần hình thành các “vùng xanh”
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, các cơ quan truyền thông đưa tin hàng ngày vẫn có khoảng 300 chuyến xe đưa hàng hóa lên các tỉnh biên giới phía Bắc, gây nên áp lực lớn cho việc thông quan.
Dù các khuyến cáo với các địa phương vùng trồng nông sản tạm dừng đưa hàng lên cửa khẩu liên tục được đưa ra, nhưng thực tế các địa phương cũng không thể nắm được mỗi ngày từ địa phương mình có bao nhiêu chuyến xe, mặt hàng để khuyến cáo. Bởi đây là hợp đồng của các doanh nghiệp, người dân, nhà vườn với nhau.
“Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phải ngồi lại với nhau nắm tình hình các địa phương để có con số rõ ràng nhằm điều hành dễ hơn”, Tư lệnh ngành nông nghiệp nói.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đưa ra khuyến cáo, hiện nay, khâu đóng gói bao bì là quan trọng nhất vì nếu đối tác phát hiện có virus trên bao bì sẽ lập tức ngừng thông quan. Do đó, các địa phương cần yêu cầu chủ các vựa trái cây, lái xe chú trọng công tác khử khuẩn, nếu không sẽ rất khó khăn cho việc thông quan.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần hướng dẫn các địa phương hình thành các “vùng xanh”, an toàn cho thông quan. Đây là yếu tố quan trọng để tạo dựng lòng tin cho phía bạn. Tuy nhiên, cũng phải đàm phán với phía bạn để bạn công nhận “vùng xanh” và tạo điều kiện để thông quan an toàn”.
Ông Thiệu cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền để các địa phương khu vực cửa khẩu hạn chế đưa hàng hóa nông sản lên cửa khẩu giai đoạn này nhằm tránh áp lực cho các tỉnh biên giới. Về lâu dài, cần có giải pháp căn cơ từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển đến tiêu thụ sao cho khoa học để giải quyết triệt để tình trạng này.
Đồng ý kiến, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chỉ đạo các địa phương xây dựng vùng xanh an toàn. Các địa phương mong muốn Bộ Y tế sớm có hướng dẫn phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ để xây dựng được các vùng xanh, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan.
6 nhiệm vụ trọng tâm cho Ban chỉ đạo
Nhanh chóng góp phần tháo gỡ khó khăn, ngày 17/1, Bộ Công Thương đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo. Lãnh đạo các Bộ Y tế, Tài chính, Ngoại giao và Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai là thành viên Ban chỉ đạo.
Nông sản đang chờ "giải cứu"
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Phải nỗ lực hết sức. Bằng mọi cách phải đảm bảo thông quan hàng hóa nông sản nhằm 3 mục đích: Thực hiện các thoả thuận cấp cao giữa 2 nước; đáp ứng quyền lợi ích 2 bên; tránh bức xúc trong nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn Tết cận kề. Người nông dân đã mất cả năm vất vả chống dịch, nuôi trồng nông sản, nếu không tiêu thụ được sẽ rất khó khăn”.
Đảm bảo mục tiêu đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, thời gian tới, Ban chỉ đạo cần tập trung làm tốt các vấn đề sau.
Thứ nhất, tiếp tục kiên trì giao thiệp với Trung Quốc. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước là: Thuận lợi hóa thương mại giữa hai nước trong mọi hoàn cảnh. Tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa qua cửa khẩu, cơ bản đảm bảo an toàn phòng dịch, tránh thiệt hại cho các bên.
Về lâu dài, cần sản xuất kinh doanh theo đúng nguyên tắc của kinh tế thị trường. Tinh thần chung là phải rõ về quan điểm, nhất quán trong hành động, nỗ lực hết mình. Làm hết việc chứ không hết giờ.
Thứ hai, các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với các bộ ngành liên quan khẩn trương thiết lập vùng an toàn dịch bệnh để tập kết hàng hoá, xử lý kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho hàng hoá và người vận chuyển hàng hoá.
Đồng thời tổ chức tốt việc phân luồng giao thông, tránh ách tắc; đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho lái xe, chủ hàng và các dịch vụ cần thiết cho lưu trú, bảo quản tạm thời hàng hoá; tổ chức lực lượng phối hợp với phía bạn và chủ hàng để giao nhận, thanh toán.
Thứ ba, chỉ đạo các lực lượng chức năng (hải quan, biên phòng, giao thông, công an) tăng cường các biện pháp nhằm thuận lợi hoá cho việc vận chuyển, lưu thông và thông quan qua cửa khẩu. Đặc biệt, lực lượng hải quan cần tăng ca, kíp… tạo thuận lợi cho thông quan.
Thứ tư, chỉ đạo, khuyến cáo các chủ hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ quy tắc, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh trên người, phương tiện vận tải, đặc biệt là trên bao bì sản phẩm. Cung cấp đủ truy xuất nguồn gốc; bảo đảm chất lượng hàng hoá như cam kết, tuân thủ quy định về bao bì đóng gói, bảo quản, giao nhận.
Thứ năm, thường xuyên giữ mối liên hệ và khuyến cáo với các chính quyền, cơ quan chức năng địa phương có hàng nông thủy sản xuất khẩu trong việc hợp tác chặt chẽ với Ban chỉ đạo để việc đưa hàng lên biên giới, tổ chức thông quan qua cửa khẩu thuận lợi. Về lâu dài, chỉ đạo sản xuất có quy hoạch, kế hoạch, tổ chức sản xuất theo tín hiệu thị trường…
Thứ sáu, các thành viên Ban chỉ đạo cần chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ, ngành, địa phương mình nghiêm túc thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo nêu ra, báo cáo định kỳ. Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu, Vụ thị trường châu Á - châu Phi là cơ quan thường trực.
Lãng Hồng (t/h)
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…