23:03 22/03/23 Print

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm urê, 3,1 triệu tấn supe lân đơn và 2,4 triệu tấn phân kali sunfat...

Lãng phí chất thải chăn nuôi

Để thực hiện được việc này, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp và chính sách của Nhà nước để thúc đẩy các hoạt động tái sử dụng, từ đó đạt hiệu quả về giảm ô nhiễm, đáp ứng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn và tiến đến một nền nông nghiệp bền vững.

Trong thực tế, người trồng trọt thừa phụ phẩm nhưng lại thiếu phân hữu cơ. Ảnh: TL. 

Theo tính toán của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (2021), hằng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43,4 triệu tấn hữu cơ, 1,86 triệu tấn đạm urê, 1,68 triệu tấn supe lân đơn và 2,23 triệu tấn kali sulfat.

Tương tự, với khối lượng và đặc tính của mỗi loại chất thải rắn của vật nuôi, kết quả cho thấy hằng năm lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 42 triệu tấn hữu cơ nguyên chất, 1,2 triệu tấn đạm urê, 3,1 triệu tấn supe lân đơn và 2,4 triệu tấn phân kali sunfat.

Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng.

Trong khi đó, chi phí để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp hiện nay vẫn còn lớn so với thu nhập của nông dân, dẫn tới thực trạng mất đi lượng hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng khổng lồ, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, trong khi đất trồng ngày càng bị thiếu hụt hữu cơ, thoái hoá trầm trọng.

Một tồn tại rất lớn trong vấn đề tuần hoàn chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt là mối liên hệ giữa trang trại/người trồng trọt và trang trại/người chăn nuôi rất lỏng lẻo, thậm chí không có mối liên hệ gì.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi thì không trồng trọt; trang trại trồng trọt thì không có chăn nuôi. Vì thế, chất thải của chăn nuôi không được sử dụng cho trồng trọt, trở nên dư thừa, phải thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Ngược lại, phụ phẩm trồng trọt, ví dụ như rơm rạ, cùi ngô, bẹ và lá mía... không được tái sử dụng, gây dư thừa, phải thải bỏ, đốt bỏ gây ô nhiễm đất, nước và không khí, lại mất hàng triệu tấn hữu cơ, phân đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác.

Chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên, nhưng các trang trại chăn nuôi sở hữu cả một nguồn tài nguyên khổng lồ hàng triệu tấn mà không bán được, phải đổ bỏ, gây ô nhiễm môi trường hoặc bán với giá rẻ mạt cho các công ty phân bón.

Lý do là quy định của Nhà nước về quy hoạch và điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ. Trong đó, hơn 90% các trang trại đều không đủ điều kiện. Việc các trang trại chăn nuôi không tận dụng được chất thải của trang trại mình, chỉ thu lợi từ sản phẩm chính của chăn nuôi mà không thu được từ các sản phẩm phụ có giá trị, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn do giá cả tụt dốc hoặc dịch bệnh leo thang thì nguồn thu nhập đó sẽ rất có giá trị trong việc duy trì sự phát triển của trang trại.

Phân hữu cơ chỉ được sản xuất từ phụ phẩm trồng trọt hoặc chăn nuôi thì chất lượng không cao mà phải kết hợp giữa phụ phẩm trồng trọt với chất thải chăn nuôi, vì quá trình phân hủy tối ưu diễn ra khi vật liệu ủ có tỷ lệ C/N (các bon/ni tơ) tối ưu.

Tỷ lệ C/N của phụ phẩm trồng trọt cao (50 - 80) và của chất thải chăn nuôi rất thấp (dưới 10). Phân hữu cơ tốt phải có tỷ lệ C/N từ 15 - 30. Tức là 2 loại chất thải này phải được trộn với nhau mới tạo thành phân hữu cơ chất lượng cao.

Trong thực tế, người trồng trọt thừa phụ phẩm nhưng lại thiếu phân hữu cơ, người chăn nuôi thừa phế thải, phải đổ bỏ, cả 2 đều gây ô nhiễm môi trường, trong khi đất canh tác ngày càng bị thoái hoá, chua hoá, phèn hoá và mất sức sản xuất.

Vì vậy, nhất thiết phải có sự kết hợp, trao đổi giữa hai lĩnh vực này để tuần hoàn được chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt.

Một số giải pháp

Hiện thực hoá đề án nông nghiệp hữu cơ (NNHC): Nhu cầu tiêu thụ phân bón hằng năm của nước ta đạt khoảng 11 triệu tấn, với hơn 90% là phân bón vô cơ, còn lại là phân hữu cơ các loại.

Phân hỗn hợp NPK chiếm tỷ trọng lớn nhất (35,5%), theo sau là phân urê (22,2%), DAP (10,1%) và phân lân đơn (9%). Theo đề án nông nghiệp hữu cơ (Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ), đến năm 2025 và năm 2030 phấn đấu diện tích nông nghiệp hữu cơ là 1,5% và 3% diện tích trồng trọt, tương đương với 225.000 ha và 450.000 ha trồng trọt hữu cơ.

Việc sử dụng các nguồn hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra dinh dưỡng cho cây trồng sẽ mang lại giá trị kinh tế và môi trường. Ảnh: TL.

Với lượng phân đạm đầu tư bình quân trên 1 ha = 100 kg N và hàm lượng đạm (N) trong phân ủ là 0,6% thì lượng phân hữu cơ cần để thay thế cho 100 kg N là 16 tấn/ha và lượng phân hữu cơ cần cho các diện tích trên tương ứng là 3,6 và 7,2 triệu tấn/vụ vào năm 2025 và 2030.

Hiện nay, chỉ có 15% diện tích trồng trọt ở ĐBSH bón phân hữu cơ, ở các tỉnh miền Nam thì thấp hơn. Để có quy mô NNHC thực sự như trên thì đây là 2 nguồn duy nhất để sản xuất phân hữu cơ thay thế phân vô cơ. Để phấn đấu một nền NNHC với quy mô lớn hơn nữa, cần phải có chính sách sản xuất đủ phân hữu cơ cho canh tác hữu cơ.

Trong nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp bền vững, tất cả những nguồn hữu cơ gồm: Phân gia súc, gia cầm tươi, khô; phân chuồng, phân khô (ví dụ phân bò); phụ phẩm trồng trọt; rác thải sinh hoạt hữu cơ; bùn thải, bùn đáy hầm biogas, nước thải sau biogas; cây cỏ, chất thải sản xuất tinh bột, giết mổ, chế biến thuỷ sản... đều có giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị đầu vào cho trồng trọt. Việc thải ra môi trưởng là lãng phí.

Việc sử dụng các nguồn hữu cơ này dưới mọi hình thức đều mang lại giá trị kinh tế và môi trường. Nếu chủ trang trại được phép xử lý chúng thành phân hữu cơ và bán như một loại hàng hoá để tăng thu nhập (vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo sản phẩm của mình bán ra đạt tiêu chuẩn đăng ký) thì sẽ sạch bóng ô nhiễm chất thải chăn nuôi, không còn đốt rơm rạ sau những mùa thu hoạch.

Các thể chế môi trường, quy hoạch và điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ đang là rào cản các trang trại tận dụng nguồn hữu cơ phục vụ sản xuất và gián tiếp là nguyên nhân khiến họ gây ô nhiễm môi trường.

Các giấy phép con cho việc sản xuất phân hữu cơ vừa gây cản trở sản xuất phân hữu cơ, vừa làm tiêu tốn của cải xã hội (với nhiều chi phí). Ngành Nông nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn cho người dân biến chất thải thành hàng hoá, tăng thu nhập cho trang trại mà không cần phải chi phí không đáng có.

PSG. TS Mai Văn Trịnh (Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Các hiệu thuốc đang trở thành một kênh phân phối lớn mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên, bởi tại…

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Thị trường thực phẩm Hữu cơ dành cho trẻ em dự kiến sẽ đạt 10,34 tỷ USD vào năm 2030…

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

(Thái Nguyên) Ngày 03/3/2024, Chi hội Nông Nghiệp Hữu cơ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp cùng…

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Skyquest, quy mô thị trường Chăm sóc da Hữu cơ toàn cầu…

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hydroquinine, một hợp chất Hữu cơ được tìm thấy trong một số loại cây, có thể là giải pháp khử…

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

(Tuyên Quang) Trong không khí vui Xuân Giáp Thìn, sáng mùng 8 tháng Giêng (tức 17/2/2024), UBND huyện Chiêm Hóa,…

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

TS. Trần Thị Thanh Bình, giảng viên Đại học Lâm nghiệp, người có nhiều năm gắn bó với Nông nghiệp…

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ “Không để ai phải lùi lại phía sau”, Trung tâm Truyền thông…

WinCommerce góp phần làm “đầy dưỡng chất” mâm cơm Việt

WinCommerce góp phần làm “đầy dưỡng chất” mâm cơm Việt

Với mục tiêu cung ứng những loại rau củ quả sạch, giàu chất dinh dưỡng đến người tiêu dùng, chuỗi…

Đón mùa mua sắm cuối năm, WinCommerce nâng cấp loạt siêu thị mới

Đón mùa mua sắm cuối năm, WinCommerce nâng cấp loạt siêu thị mới

Năm 2023, với mong muốn đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng WinCommerce ra mắt nhiều mô hình…

Tin mới cập nhật

Công bố người chiến thắng “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc” 2024

Công bố người chiến thắng “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc” 2024

Mới đây, danh sách những người chiến thắng ở “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc 2024” đã được công…

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Các hiệu thuốc đang trở thành một kênh phân phối lớn mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên, bởi tại…

Kết nối, quảng bá nông sản Hữu cơ Việt tại Australia: Cánh cửa nhìn ra thế giới

Kết nối, quảng bá nông sản Hữu cơ Việt tại Australia: Cánh cửa nhìn ra thế giới

Các nông sản Hữu cơ chất lượng của Việt Nam cùng với các câu chuyện độc đáo, thú vị sẽ…

Thị trường Hữu cơ Ý: Dữ liệu, xu hướng và sở thích của người tiêu dùng

Thị trường Hữu cơ Ý: Dữ liệu, xu hướng và sở thích của người tiêu dùng

Ý là nước có tỷ lệ đất hữu cơ trên tổng diện tích đất canh tác cao nhất là 19%…

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ 40,5 triệu USD để hỗ trợ chế biến và quảng bá các sản phẩm Hữu cơ

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ 40,5 triệu USD để hỗ trợ chế biến và quảng bá các sản phẩm Hữu cơ

Khoản tài trợ này sẽ được phân bổ cho các dự án được lựa chọn để mang lại lợi ích…

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Thị trường thực phẩm Hữu cơ dành cho trẻ em dự kiến sẽ đạt 10,34 tỷ USD vào năm 2030…

Thị trường Hữu cơ Úc 2023: Hồi phục sau thiên tai và dịch bệnh

Thị trường Hữu cơ Úc 2023: Hồi phục sau thiên tai và dịch bệnh

Năm 2023 là một năm hiệu quả đối với ngành hữu cơ của Úc, góp trực tiếp 851 triệu đô…

IFOAM châu Âu hợp tác với gã khổng lồ truyền thông để hỗ trợ tăng trưởng Hữu cơ

IFOAM châu Âu hợp tác với gã khổng lồ truyền thông để hỗ trợ tăng trưởng Hữu cơ

IFOAM Organics Europe (IFOAM châu Âu) - tổ chức bảo trợ thực phẩm và Nông nghiệp hữu cơ của châu…

Đức: Gã khổng lồ bán lẻ loại bỏ bao bì sử dụng một lần khỏi chuỗi cung ứng chuối Hữu cơ

Đức: Gã khổng lồ bán lẻ loại bỏ bao bì sử dụng một lần khỏi chuỗi cung ứng chuối Hữu cơ

Chuỗi siêu thị giảm giá Penny (Đức) đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên trên thế giới loại bỏ…

Giải thưởng vẻ đẹp tự nhiên châu Âu được nâng tầm bằng cái “bắt tay” đắt giá

Giải thưởng vẻ đẹp tự nhiên châu Âu được nâng tầm bằng cái “bắt tay” đắt giá

Giải thưởng vẻ đẹp tự nhiên châu Âu (ENBA) và Hiệp hội mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên quốc…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong