![]() |
Các chuyên gia và người nông dân gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu thực hiện dự án |
Những rào cản xuất hiện ngay từ những ngày đầu thành lập
Ngay từ những ngày bắt đầu thực hiện dự án, các chuyên gia gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động người dân tham gia. Để thành lập các nhóm nông dân cải tạo vùng đất canh tác theo các tiêu chuẩn đã được quy định, là cả một bài toán học hóc búa đang cần lời giải. Khi nhận thức của nhiều người dân đang đặt ra hoài nghi về tính khả thi của dự án, liên quan đến việc sau khi chuyển đổi, sản phẩm có tiêu thụ được không và phương thức canh tác này thực sự có tiềm năng để phát triển lâu dài.
Bởi tại thời điểm đó chưa có bất kỳ một chính sách nào để hỗ trợ người nông dân chuyển đổi sang mô hình hữu cơ. Thậm chí, có một số hộ nông dân từ bỏ giữa chừng việc tham gia sản xuất vì cảm thấy khó khăn, vất vả hơn so với cách canh tác truyền thống.
Rào cản lớn nhất khi chuyển đổi đất canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam, là khi đó chưa có bất kỳ tài liệu tiếng Việt nào để hỗ trợ người dân. Điều này khiến các chuyên gia của dự án gặp rất nhiều khó khăn trong việc soạn thảo tài liệu theo các tiêu chuẩn theo quy định để hướng dẫn nông dân trong việc cải tạo đất canh tác.
Bên cạnh đó, PGS Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rào cản khi chủ yếu là các hộ nông dân nhỏ lẻ nên rất hạn chế trong đầu tư cải tiến định hướng thị trường từ việc sơ chế bảo quản, bao bì nhãn mác. Còn đối với các doanh nghiệp vẫn chỉ coi nông dân như một nhà cung cấp chứ chưa coi đó là đối tác chiến lược để đầu tư cho họ. Đặc biệt, thời điểm này đang có đến 17 PGS khác nhau nhưng quy chế hoạt động còn chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng để tạo nền tảng cho thương hiệu PGS Việt Nam.
Hiện nay PGS cũng đang gặp rất nhiều vướng mắc khi số lượng sản phẩm được chứng nhận còn hạn chế, xuất hiện chủ yếu ở một số hệ thống bán lẻ chỉ phục vụ cho thị trường ngách. Các loại sản phẩm này cũng chưa có thị trường ổn định với mức độ phổ biến rộng rãi. Việc thiết lập hệ thống PGS đòi hỏi thời gian và sự tham gia tích cực của các bên liên quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động sự tham gia tích cực của đại diện người mua và người tiêu dùng vào hoạt động giám sát, thanh tra.
Hơn nữa, hệ thống PGS chưa chính thức được công nhận trong hệ thống chính sách như một cơ chế đảm bảo chất lượng để hỗ trợ người nông dân, khiến PGS chưa có chỗ đứng ổn định trên thị trường cùng với sự cạnh tranh của rất nhiều chứng nhận đánh giá khác. Trong bối cảnh, người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin đối với chất lượng thực phẩm, việc nhân rộng hệ thống chứng nhận chưa được hợp thức hóa như PGS là thách thức lớn của rất nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và kiểm soát chất lượng.
Cần có chính sách để hỗ trợ PGS phát triển
Để phát huy hơn nữa vai trò của PGS trong tương lai, cần có những giải pháp đồng bộ như tăng cường đầu tư cho hoạt động của PGS, nâng cao năng lực cho cán bộ và nông dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp lý và chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ.
PGS đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Với những ưu điểm vượt trội về tính minh bạch, sự tham gia của cộng đồng và khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ đã góp phần xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng của PGS, cần có sự chung tay của các bên và những chính sách hỗ trợ kịp thời. Tin rằng với sự nỗ lực không ngừng, PGS sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu Cơ Việt Nam đang tham gia xây các chính sách nghị định về hữu cơ Việt Nam. Mặc dù PGS chưa được công nhận, nhưng trong (chương 6, điều 17, mục 5, nghị định 109/2018) của chính sách, nhà nước đang khuyến khích nông dân tham gia PGS. Đây được tín hiệu đáng mừng, khi những cố gắng và nỗ lực của tập thể các chuyên gia trong mạng lưới PGS đã được nhìn nhận, minh chứng cho thấy nhà nước đã dành sự quan tâm đến sự phát triển của mạng lưới PGS, khi những chính sách ra đời dựa trên những thành quả của nông dân sau thời gian thực hiện dự án.
Các tiêu chuẩn PGS đã được thay thế bằng tiêu chuẩn của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp hội đã bổ sung thêm những các tiêu chuẩn, lĩnh vực và điều chỉnh thêm những chi tiết còn thiếu dựa trên những tiêu chuẩn PGS cũ để hoàn thiện hơn nữa thành tiêu chuẩn hữu cơ. Các tiêu chuẩn đã được ban hành và được tổ chức IFOAM công nhận và thay thế tiêu chuẩn Việt Nam vào ngày 17/4/2024. Đây sẽ là những tín hiệu tích cực giúp nông nghiệp hữu cơ nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung phát triển hơn nữa trong tương lai.
![]() |
Đại hội PGS Việt Nam lần thứ 7 nhiệm kỳ 2024 -2026, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong việc định hướng PGS phát triển hơn nữa trong thời gian tới. |
Định hướng phát triển mới của PGS trong tương lai
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy sản xuất thông qua hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các doanh nghiệp có năng lực và uy tín trên thị trường đang được triển khai mạnh mẽ. Mặc dù, trong bối cảnh hiện nay hoạt động của PGS đang gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng với những tiềm năng lớn phát triển của ngành nông nghiệp của nước ta trong tương lai, cần phải có những định hướng rõ ràng hơn tạo điều kiện cho hệ thống PGS phát triển phủ rộng hơn nữa trong tương lai.
Thuận lợi đầu tiện, dù hệ thống PGS chưa được công nhận chính thức nhưng nước ta đã có một số chính sách của nhà nước khuyến khích nông dân tham gia PGS. Bên cạnh đó phải phải tận dụng sự ủng hộ của các NGO (các tổ chức phi chính phủ) trong chương trình phát triển cộng đồng, để tập trung kết nối hỗ trợ với tổ chức quốc tế để phát triển hệ thống. Cùng với đó, nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hữu cơ trên thị trường đang tăng, chúng ta có thể tận dụng từ các nhu cầu du lịch tới các vùng miền và trang trại hữu cơ để thu hút nhiều người tiêu dùng đến trải nghiệm sản phẩm thông qua nhiều kênh thị trường để nhân rộng khả năng phát triển.
Theo dữ liệu cập nhật, hiện nay có khoảng 17 PGS ra đời. Chính vì vậy, chủ trương chỉ đạo định hướng phát triển là cần phải liên minh các PGS lại với nhau để tạo ra mạng lưới phát triển rộng khắp với mục đích liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển và các tiêu chuẩn PGS phải nâng cấp lên để trở thành tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ, hiện nay các tiêu chẩn này đã được công nhận. Điều quan trọng là phải kết nối PGS lại với nhau để dưới một mạng lưới chung, dự kiến sẽ lấy tên là Liên minh PGS Việt Nam. Khi đó sẽ có logo và các chính sách quy định hoạt chung đặt dưới sự điều hành của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống chứng nhận PGS góp phần tạo nên tính bền vững thực sự trong chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị địa phương, thông qua việc quản lý chất lượng tại tất cả các khâu trong chuỗi như vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, vận chuyển, chế biến, bao bì, nhãn mác. Chất lượng lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm qua mỗi khâu trong chuỗi được đảm bảo thông qua cam kết chặt chẽ và trách nhiệm của các tác nhân tham gia vào hệ thống, giúp cho người tiêu dùng có niềm tin vào chất lượng, và độ an toàn của sản phẩm. |