Mô hình nuôi cá VietGAP của vợ chồng anh Thoan.
Gia đình anh Nguyễn Văn Thoan, ở khu 3, Thủy Trạm, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP trở nên giàu có, xây dựng được nhà cửa khang trang.
Theo anh Thoan, trước đây 2 vợ chồng anh chủ yếu đi làm thuê, cuộc sống lam lũ vất vả, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Đầu năm 2004 nhận thấy nghề nuôi trồng thủy sản cũng mang lại hiệu quả kinh tế, nên anh bàn với vợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội về chuyển đổi từ chỗ cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao thả các loại cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính phát triển kinh tế gia đình…
Anh Thoan tâm sự, ban đầu mới chuyển sang nghề nuôi cá, vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc nên số lượng cá trong ao của tôi còi cọc rất nhiều, có thời điểm còn bị chết hàng loạt. Tuy nhiên, không khuất phục trước khó khăn, thách thức, tôi lại đi vay tiền anh em họ hàng tiếp tục mua con giống về nuôi.
Anh Thoan không giấu nghề mà sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm, tận tình giúp đỡ những ai có nhu cầu, khát vọng lập nghiệp từ nghề nuôi cá để phát triển kinh tế hộ gia đình.
“Sau khi được đi tham quan, học hỏi một số mô hình ở các tỉnh lân cận, gia đình anh đã chủ động chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh, sang nuôi cá công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP với nhiều loại giống cho năng xuất cao như: Cá chép, trôi, trắm, chim… Đất không phụ công người, chỉ sau 1 thời gian ngắn, tôi thấy đàn cá sinh trưởng, phát triển rất tốt chi phí đầu tư thấp, nên tôi tìm cách mở rộng diện tích ao từ 5 – 10ha để nuôi, nâng cao nguồn thu nhập”, anh Thoan kể.
Anh Thoan bật mí: “Với những ưu điểm vượt trội khi nuôi cá công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP như giảm chi phí thức ăn, giảm dịch bệnh, cá tăng trưởng nhanh hơn, bảo vệ môi trường nước… Đặc biệt, nuôi cá áp dụng công nghệ vi sinh đang mở ra nhiều triển vọng để phát triển nghề nuôi thủy sản theo chiều sâu”.
“Đồng thời, để tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi cá VietGAP, tôi còn cẩn thận ghi chép đầy đủ quá trình nuôi cá từ vào giống đến chăm sóc, thu hoạch… Việc cho ăn đầy đủ và sử dụng hệ thống tạo oxy giúp cá trong ao khỏe mạnh, tốc độ lớn nhanh, ít bệnh hơn”, anh Thoan chia sẻ.
“Hàng tháng tôi lấy mẫu nước ao đưa đi phân tích, để có biện pháp điều chỉnh xử lý cho phù hợp… Ngoài việc vệ sinh ao nuôi và xử lý nước thải đảm bảo sạch trước khi xả ra môi trường, tôi còn thả bèo tây trên diện tích nhất định để những chất thải chưa được lọc hết sẽ được xử lý triệt để”, anh Thoan khoe.
Toàn bộ diện tích ao nuôi cá của vợ chồng anh Thoan.
Anh Thoan thổ lộ, để phòng bệnh cho cá, đều đặn mỗi tháng từ 4 - 6 lần, tôi dùng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi, làm sạch nguồn nước và chuyển hoá các chất thải, thức ăn thừa thành phù du có lợi cho cá. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên bổ sung các loại vitamin, tỏi trộn lẫn với thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi cá của gia đình, anh Thoan vui vẻ cho biết thêm: “Thay vì nuôi cá theo phương pháp truyền thống và sử dụng thức ăn công nghiệp, hiện nay, nhiều hộ ở các vùng nuôi cá trọng điểm của huyện Thanh Thủy bắt đầu chuyển sang nuôi cá bằng chế phẩm vi sinh… Mô hình này bước đầu cho thấy lợi ích kép, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa cải thiện môi trường ao nuôi”.
Mô hình nuôi cá VietGAP của gia đình anh Thoan có tổng diện tích hơn 10ha, được đầu tư xây dựng bờ kè, hệ thống cho ăn tự động lên tới hàng tỷ đồng… Đến nay, chủ yếu thả các loại như: Cá trôi, trắm, chép, cá chim… bình quân hàng năm xuất bán ra thị trường khoảng 40 -50 tấn cá thương phẩm với giá bán từ 35 -45 nghìn đồng/1kg. Trừ chi phí mỗi năm vợ chồng anh bỏ túi hơn 500 triệu.
Tuy nhiên, anh Thoan cũng mong muốn, cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các hội đoàn thể xúc tiến thương mại, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi đề xoay vòng. Có như vậy mới tạo động lực giúp người dân như anh quyết tâm chăn nuôi theo hướng an toàn, chất lượng.
Việc áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP đã mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện môi trường cũng như làm cho người nông dân thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Trọng Luyện, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Thanh Thủy cho biết, mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Nguyễn Văn Thoan mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống. Đây là mô hình rất phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao của huyện nên rất cần nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp người nông dân làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình.
Xuân Hiền
Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…
Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…
Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…
Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…
Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…
Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…
Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…
Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…