Vùng ĐBSCL chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước và đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện cây lúa nước ta phải sống chung với biến đổi khí hậu, tăng phát thải khí nhà kính
Góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới, bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn của vùng.
Điểm sáng lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2020 - 2021 là nông nghiệp. Vượt qua những tác động bất lợi từ dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông sản, thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại của Việt Nam.
Chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế để bảo đảm nâng cao giá trị lúa gạo, nhằm phát triển bền vững ĐBSCL - câu chuyện này một lần nữa được giới chuyên gia, nhà quản lý tiếp tục bàn thảo tại hội thảo “Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa”.
Tại hội thảo, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, thời gian qua để nâng cao giá trị cây lúa, Đồng Tháp có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến như "1 phải - 5 giảm", "3 giảm - 3 tăng", ứng dụng cơ giới hoá toàn diện, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, giảm phát thải khí nhà kính, canh tác theo hướng hữu cơ, các mô hình xen canh, các mô hình sản xuất cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hoá trong một số mô hình đã được triển khai, để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất đã giúp tăng thêm thu nhập trung bình cho người nông dân trồng lúa từ 5,3 - 7,7 triệu đồng/ha.
Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp nhấn mạnh, giá trị ngành hàng chế biến lúa gạo liên tục tăng trưởng với nhiều sản phẩm đa dạng, nâng cao giá trị cây lúa, hạt gạo, góp phần mở ra nhiều chuỗi giá trị mới, mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định, vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác.
Những bất ổn liên quan nguyên liệu đầu vào, chi phí tăng, thị trường không ổn định, giá bán thấp tiếp tục đe dọa đến thu nhập của nông dân trồng lúa khiến cuộc sống người dân thiếu bền vững.
Vì vậy, cần có những giải pháp để giúp người dân nâng cao thu nhập, an tâm sản xuất lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực.
Ông Lê Quốc Phong cho biết thêm: "Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều giải pháp có thể cùng kết hợp để giúp người dân trồng lúa nâng cao thu nhập, để người dân an tâm sản xuất lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và có cuộc sống sung túc hơn; để trong hành trình tìm đến sự sung túc, phát triển của ĐBSCL luôn luôn có sự hiện diện của cây lúa và có những lời giải từ cây lúa mang đến những giá trị mới, bền vững hơn".
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, trong bối cảnh thế giới xảy ra nhiều vấn đề như hạn hán, đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, đe dọa đến an ninh lương thực, thực phẩm ở nhiều quốc gia, các cường quốc về gạo đã phải áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gây lo lắng cho nhiều nước.
Việt Nam không những đảm bảo đời sống cho hàng trăm triệu người dân trong nước mà còn thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh cung ứng lúa gạo ra toàn cầu và vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong thành tựu đó.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn cho rằng: "Xu hướng và tình hình mới cho thấy ở một khía cạnh nào đó, nguyên lý sản lượng không còn phù hợp và sắp tới, chúng ta cần tập trung hơn vào chất lượng.
Việc này không chỉ góp phần xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam mà còn giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, ngay cả khi chúng ta giảm diện tích trồng lúa để đổi sang các loại nông sản có giá trị cao hơn, giúp cải thiện đời sống người dân ĐBSCL".
Tại hội thảo, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chia sẻ về “Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu”.
Trong đó, sẽ đánh giá hiện trạng sản xuất lúa vùng ĐBSCL, vai trò, kết quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo của vùng.
Đồng thời, đánh giá tiềm năng, lợi thế và xác định địa bàn bố trí vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như giải pháp phát triển bền vững vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao.
Theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, hiện cây lúa nước ta phải sống chung với biến đổi khí hậu, tăng phát thải khí nhà kính, vừa làm nhiệm vụ chính trị bảo đảm an ninh lương thực vừa làm nhiệm vụ kinh tế cho xã hội.
Trong khi đó, một số ít nông dân đã làm giàu nhờ chuyển sang sản xuất cây con khác không phải cây lúa.
Nhà nước cần quy hoạch lại ba vùng sản xuất lúa theo hướng phù hợp và bền vững ờ ĐBSCL
Giải pháp căn bản nhất, theo GS Võ Tòng Xuân, Nhà nước cần quy hoạch lại ba vùng sản xuất lúa theo hướng phù hợp và bền vững ờ ĐBSCL.
Một là ở vùng đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không có nước mặn xâm nhập, hệ thống thủy lợi đã được trang bị đầy đủ thì có thể áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao, hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Hai là ở vùng trũng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều, khô hạn trong mùa nắng đang sản xuất 3 vụ lúa/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi, thì hướng tới sẽ giảm diện tích lúa.
Còn với vùng ven biển thì đây là vùng sản xuất bền vững nhất. Phải quy hoạch để trồng lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn trong mùa nắng.
Diễm Trà (T/h)
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…