Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, người dân làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ đã phát triển nghề nuôi cá chép đỏ và xây dựng thành công thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm nổi tiếng khắp cả nước.
Theo các cụ cao niên của làng kể lại, nghề ươm nuôi cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm bắt đầu từ những năm 1960. Hiện cả làng có trên 30 ha nuôi cá chép đỏ của 670 hộ dân, trong đó 353 hộ trực tiếp sản xuất, kinh doanh cá, sử dụng hơn 1000 lao động tại chỗ. Hàng năm, người dân cung ứng từ 7.000 – 8.000 kg giống cá các loại cho thị trường.
Cá chép đỏ Thủy Trầm nay đã “vượt cổng làng” đến với người dân ở mọi miền Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm.
Thông thường, cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ tháng 6, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là vừa đẹp. Sau khi đánh bắt từ ao, cá nhanh chóng được chuyển sang một ao vây lưới bên cạnh để giúp cá không bị ngạt bùn rồi chuyển đi tiêu thụ.
Gia đình anh Nguyễn Công Thủy năm nay thả trên 3 tạ cá chép đỏ. Anh nhẩm tính nếu giá cá năm nay giữ được như năm ngoái thì sau khi trừ chi phí, gia đình cũng thu lãi được khoảng 40 - 50 triệu đồng.
Anh Thủy vừa bắt cá vừa chia sẻ: “Một số gia đình có điều kiện thích mua cá chép đỏ loại to từ 1-2 kg/con, có con hơn 2kg để thả phóng sinh. Ngoài ra, cá khoảng từ 40 - 50 con/kg thường được nhiều người ưa chuộng hơn. Nguồn thu từ cá chép đỏ đã giúp chúng tôi cùng nhiều hộ dân khác trong xã cải thiện kinh tế gia đình”.
Chia tay anh Thủy, chúng tôi ghé thăm mô hình nuôi cá chép đỏ của gia đình ông Trần Văn Trọng vào đúng lúc gia đình đang khẩn trương bắt tay vào công việc tát ao để bắt cá kịp cho các thương lái đến lấy hàng.
Theo ông Trọng, cùng với lịch sử ra đời nghề nuôi cá chép đỏ ở địa phương, gia đình ông có tới 3 đời làm nghề này, từ đời cụ, đời ông, đời cha sau đó truyền lại cho ông, không phải học hỏi đâu xa cứ thế mà làm. Duy trì nghề truyền thống của ông cha, ông đã gắn bó với nghề từ thủa thiếu thời cho đến tận bây giờ.
“Các hộ gia đình phải trải qua kinh nghiệm lâu năm, nhiều lần “được, mất” mới đúc rút được chút kinh nghiệm để cho cá chép đỏ đẻ muộn thành công.
Đó là phải hạn chế cho cá ăn, đồng thời để nước lưu cữu lâu. Tuy nhiên, nếu nước quá bẩn, sẽ dẫn đến tình trạng cá bị ngạt khí, chết. Khi đó, phải khắc phục bằng việc sử dụng máy sục nước. Loại cá này được nhiều người biết đến và hiện tại nghề nuôi cá chép đỏ đã trở thành một sản phẩm chính được chú trọng phát triển của xã Tuy Lộc…”, ông Trọng chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi cá chép.
Người dân Thủy Trầm bắt cá chuẩn bị giao hàng cho các thương lái.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Chữ, Trưởng làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ khấn khởi: “Người dân Thủy Trầm nuôi cá chép đỏ từ khoảng những năm 70 của thế kỷ trước. So với giống cá ở các nơi khác, cá chép đỏ Thủy Trầm có các ưu điểm là hình thức đẹp, màu đỏ rực rỡ, có đôi mắt xanh đen, khỏe mạnh, không có đốm trên thân cá”.
Hằng năm, người dân bắt đầu nuôi cá chép đỏ từ tháng 6 âm lịch để phục vụ Tết ông Công, ông Táo. Thời gian còn lại vẫn nuôi các loại cá thương phẩm khác. Ngoài kinh nghiệm được lưu truyền giữa các thế hệ trong gia đình, trong quá trình thâm canh, huyện, xã cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương để tăng thêm hiểu biết thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá cho bà con nơi đây.
Bên cạnh đó, nghề nuôi cá chép đỏ không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ bao đời của người dân nơi đây… Điều đáng nói là qua thời gian, người dân trong làng đã tự tìm chọn những con cá đẹp về màu sắc, ngoại hình, khỏe về thể chất để nhân giống; chủ động và đảm bảo được nguồn cung cá bột tại địa phương.
Đồng thời, với các đặc điểm này, cá chép đỏ Thủy Trầm được nhiều người ưa thích, từng bước có chỗ đứng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Từ năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận Làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm và tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, nhất là hệ thống cấp thoát nước phát triển làng nghề. Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã chứng nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm.
Về thăm làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ vào những ngày này, thấy nơi đây đang rộn ràng không khí vui tươi lao động, từng đoàn xe tải xếp hàng chờ lấy cá, những gương mặt hân hoan của người lao động đang chuẩn bị thu hoạch thành quả sau một năm làm việc vất vả.
Nhờ nuôi cá chép đỏ mà đời sống của nhân dân Thủy Trầm ngày càng phát triển, nhiều người xây được cơ ngơi khang trang. Cũng nhờ nghề nuôi cá chép đỏ, thôn Thủy Trầm đã tích cực góp phần vào xây dựng nông thôn thôn mới ở địa phương.
Xuân Hiền
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…