Với việc thị trường chính nhập khẩu mật ong Việt Nam là Mỹ sắp áp mức thuế chống phá giá lên đến 400%, ngành mật ong Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cần có những biện pháp để không bị mất thị trường.
Việc Mỹ sắp áp dụng thuế chống phá giá lên đến 400% với mật ong Việt Nam khiến chúng ta đứng trước nguy cơ mất thị trường
Nhờ được thiên nhiên ưu đãi, mật ong là một trong những ngành phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Tổng sản lượt mật ong hàng năm của Việt Nam lên đến 60.000 tấn và chủ yếu được xuất khẩu (90%) với kim ngạch xuất khẩu rơi vào khoảng 70-100 triệu USD. Hiện có 35 doanh nghiệp đang xuất khẩu mật ong Việt Nam đến với thế giới.
Trong số các thị trường nhập khẩu mật ong của Việt Nam, Mỹ là thị trường vô cùng quan trọng bởi chiếm đến 85% thị phần. Nhưng cũng chính vì thế, trước nguy cơ bị phía Mỹ áp dụng thuế chống phá giá mới, ngành mật ong Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Hiện Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đang đề nghị áp dụng thuế chống phá giá lên đến 400% đối với mật ong Việt Nam, mức thuế cao nhất với một mặt hàng của Việt Nam từ trước đến nay. Nếu không có gì thay đổi, việc áp dụng mức thuế này sẽ được Bộ Thương mại Mỹ ban hành vào tháng 4/2022 tới đây.
Được biết, từ cuối năm 2021 DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam. DOC đã xác định biên độ phá giá cho sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam 410,93%- 413,99% và áp mức thuế tạm thời tương ứng.
Nếu bị áp thuế chống phá giá lên đến 400%, mật ong Việt Nam đứng trước nguy cơ không thể cạnh tranh với các đối thủ khác khi các nước khác cũng bị kiện bán phá giá trong đợt này là Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina chỉ bị áp mức thuế thấp hơn nhiều.
Đánh giá về vấn đề này, ông Lê Thanh Vân, Chủ tịch Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam thừa nhận những khó khăn trước mắt: “Với mức thuế chống bán phá giá gây sốc và cao đến mức khó tin như vậy thì khó có thể xuất khẩu mật ong vào thị trường Mỹ. Đây là mức thuế bất hợp lý, vì để mật ong được xuất khẩu vào Mỹ thì phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe từ phía Mỹ, như phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)”.
Để tìm cách tháo gỡ trước nguy cơ mất thị trường Mỹ, ông ống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT cho biết giải pháp quan trọng nhất lúc này là cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành, cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn cho doanh nghiệp, người nông dân thực hiện yêu cầu từ phía Mỹ. Song song đó xây dựng các chỉ tiêu an toàn về mật ong để có cơ sở đánh giá về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, ông Chinh cho rằng cần tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng thị trường xuất khẩu mật ong, tránh phụ thuộc vào mỗi thị trường Mỹ. “Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tuyên truyền nhiều hơn để người tiêu dùng sử dụng mật ong nhiều hơn nữa”, ông Chinh khuyến nghị.
Trong khi đó, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đều đã có những trao đổi với phía Mỹ ở các cấp độ khác nhau. Trong đó, đã đề nghị Bộ Thương mại Mỹ làm rõ phương pháp tính biên độ bán phá giá mà cơ quan này đang áp dụng; đồng thời đề nghị việc tính thuế phải trên cơ khách quan, công bằng, theo đúng quy định của WTO, đảm bảo quyền lợi cho người nuôi ong và doanh nghiệp Việt Nam.
Hà Dũng (t/h)
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…