Tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản cả nước đã mang về 9,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái và đang vượt xa mốc 9 tỷ USD của cả năm 2018. Dự kiến cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản sẽ thiết lập mốc kỷ lục 11 tỷ USD…
10 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 3,76 tỷ USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hầu hết các nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều tăng mạnh về giá trị xuất khẩu, trong đó: xuất khẩu hải sản tăng 34%; xuất khẩu cá tra tăng 80%; xuất khẩu tôm tăng 19%...
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu và chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao. Xung đột Nga-Ukraine làm xáo trộn thương mại toàn cầu, giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí cho các chuyến đi biển của bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu không thể ra khơi.
Đặc biệt, thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ vẫn là thách thức. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa và chi phí sinh hoạt tăng vọt ở các thị trường nhập khẩu chính cũng tác động tiêu cực tới xuất khẩu hải sản của Việt Nam.
Mặc dù vậy, trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam vẫn đạt 3,76 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Đối với các sản phẩm mực - bạch tuộc, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu đã đạt doanh số 625 triệu USD, tăng 32%. Ước tính cả năm 2022, xuất khẩu sản phẩm này sẽ đạt 734 triệu USD, tăng 22% so với năm 2021.
“Trên thế giới, dịch Covid-19 chưa kết thúc nên vẫn có tác động tới nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc. Theo đó, nhu cầu vẫn nghiêng về các sản phẩm mực, bạch tuộc có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà như: mực khô, bạch tuộc khô, bạch tuộc đông lạnh…”, bà Lê Hằng nhận định, đồng thời cho biết năm 2022, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 61 thị trường, tăng 2 thị trường so năm ngoái.
Trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc chính của Việt Nam năm nay, tỷ trọng thị trường các nước thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Trung Quốc và EU tăng, trong khi tỷ trọng thị trường Hàn Quốc và Thái Lan giảm. Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là những thị trường nhập khẩu mực hàng đầu trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu bạch tuộc lớn nhất từ Việt Nam.
Theo VASEP, bước vào quý 4, các doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn đang kìm hãm sự phát triển của ngành. Điển hình như từ giữa năm đến nay, nhiều ngân hàng đã cắt giảm mạnh tín dụng với các doanh nghiệp thủy sản mặc dù hạn mức tín dụng của nhiều DN mới chỉ giải ngân được 60-80%. Điều này khiến các doanh nghiệp không đủ tiền để thu mua nguyên liệu thủy sản, vật tư cho sản xuất phải hoạt động cầm chừng.
Ngoài ra, tại một số địa phương, tình trạng thiếu lao động làm việc trong các nhà máy đang gây sức ép lớn đến các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ, cam kết giao hàng và khó tăng công suất.
Sau đà tăng trưởng ngoạn mục, bước vào quý 4, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó trong việc tiếp cận vốn, thiếu nguồn nguyên liệu và lao động...
Để giải quyết những vướng mắc của ngành, tạo điều kiện cho ngành thủy sản duy trì được sự phát triển trong 2 tháng cuối năm và năm 2023, VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo với các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn vay bình thường trong giai đoạn xuất khẩu thủy sản đang trên đà phục hồi và tăng trưởng như hiện nay.
Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ để bình ổn giá các loại vật tư đầu vào cho nuôi thủy sản, đặc biệt là giá thức ăn, con giống nuôi thủy sản, giá năng lượng cho khai thác; giảm chi phí logistic trong nước.
Trà Diễm (T/h)
Năm 2022, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu…
Giá lúa gạo hôm nay 28/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.…
Giá lúa gạo hôm nay 27/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện nhiều…
Những ngày gần đây, thời tiết mưa lạnh kéo dài đã khiến một số vùng trồng rau tại thành phố…
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, tính đến hết tháng 11/2022, xuất…
Lũy kế 11 tháng của năm nay, doanh thu XK tôm đạt hơn 4 tỷ USD, mức cao nhất trong…
Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), 10 tháng…
Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu lâm sản trong 11 tháng năm 2022 đã đạt 15,6 tỷ USD, tăng 8,2% so…
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ước tính, kết thúc năm 2022 sản lượng xuất khẩu gạo của cả…
Giá lúa gạo hôm nay 20/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với hôm qua.…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…