Ngày 3/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.
Theo Bộ NN-PTNT, Chương trình được triển khai liên tục, có tính kế thừa qua hai giai đoạn: Giai đoạn I (2011 - 2015, kéo dài đến 2017) thực hiện theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012; Giai đoạn II (2016 - 2020, kéo dài đến 6/2022), thực hiện theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/1/2017.
Áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ xây NTM chia sẻ, chương trình giai đoạn II tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực vào hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, được Đảng, Nhà nước tham khảo, sử dụng để ban hành các chủ trương, nghị quyết quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ nêu một số kết quả đạt được của Chương trình. Ảnh: Lãng Hồng
Các đề tài, dự án của Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM là tài liệu tham khảo đóng góp trực tiếp cho các chuyên đề về cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, Chương trình đã đề xuất được các giải pháp KHCN tổng hợp, đặc thù, phục vụ tái cơ cấu ngành, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Trong đó, đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp kết nối và hiện đại, nông nghiệp sinh thái và bền vững; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn…
Không những vậy nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa cao được xây dựng.
Với 97 quy trình sản xuất và công nghệ mới được chuyển giao, 208 mô hình trình diễn có hiệu quả cùng hàng nghìn trang thiết bị hỗ trợ của các dự án, Khoa học công nghệ đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung…
Điển hình là trong lĩnh vực trồng trọt đã giúp tăng năng suất cây trồng 30 - 35% đối với rau màu, 10 - 15% đối với lúa, tăng thu nhập của người dân tham gia dự án trên 25%; nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 133 - 500 triệu đồng/ha/năm nhờ chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở các mô hình liên kết sản xuất.
Tuy nhiên chương trình còn tồn tại một số khó khăn như: việc lồng ghép với các chương trình KHCN còn hạn chế; còn ít mô hình mang tỉnh tổng hợp, liên ngành, liên vùng để tạo ra hiệu quả đồng bộ trong phát triển nông thôn.
Chuyển giao tri thức cho người nông dân
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ Khoa & Công nghệ chia sẻ, trong những thành tựu đã đạt được, KHCN đã có những đóng góp tích cực hiệu quả đối với nông nghiệp nông dân và nông thôn. Chương trình đã bám sát 5 nội dung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lãng Hồng
“Cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng của NTM giai đoạn tới như tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp thông minh, giải quyết hiệu quả môi trường… Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách đổi mới để thúc đẩy hoạt động KHCN trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Giang đề nghị.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cũng chỉ ra những hạn chế của Chương trình như nội dung một số đề tài, dự án còn tản mạn; chưa tập trung nhiều vào các trọng tâm cấp bách xây dựng NTM; một số vấn đề quan trọng trong khung nội dung Chương trình có số lượng nhiệm vụ nghiên cứu còn hạn chế, thậm chí nội dung về về tích tụ ruộng đất còn chưa có; rất ít đề tài nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong phát triển kinh tế và quản trị xã hội ở các vùng NTM…
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM phải song hành để chuyển hoá được tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học trong xây dựng NTM phải mang yếu tố kinh tế, gắn với thị trường, chi phí đầu vào; chuyển từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị trên sản phẩm nông nghiệp. Chúng ta không chỉ chuyển giao khoa học công nghệ mà cần chuyển giao tri thức cho người nông dân.
Bộ trưởng đề nghị Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhanh chóng xây dựng đề tài, triển khai kế hoạch tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá. Các đề tài triển khai phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trực tiếp giải quyết các vấn đề cấp thiết gắn với đặc thù, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, huy động sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, người dân tham gia hưởng ứng.
Trong đó, ưu tiên các đề tài; dự án tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển, bảo đảm an ninh quốc phòng…
Các đề tài không chỉ chuyển giao KHCN mà phải chuyển giao tính chuyên nghiệp, chuẩn hoá cho người nông dân để tăng hiệu quả, chất lượng đề tài. Mỗi nhà khoa học đến với người nông dân là góp phần tri thức hoá cho người nông dân. Từ đó góp phần tối ưu hoá quy trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp; tạo sức bật mới cho nông nghiệp, nông thôn.
Mai Chiến
Theo TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, Chi hội Nông nghiệp Hữu…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Nếu biết sử dụng các vi sinh vật có ích để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là Nông nghiệp…
Tại hội thảo “Thực trạng, giải pháp dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi biển công nghiệp tại Việt Nam”…
Để đảm bảo việc chăn nuôi cho năng suất cao, bà con nông dân cần nắm rõ chỉ số này.
Một tin vui cho Việt Nam khi hôm nay 7-2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…