Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng cách gieo trồng theo kiểu “ông bà anh”, sản phẩm của họ đã xuống tận Đà Lạt, bán với giá cao hơn bình thường nhưng luôn đắt hàng.
14 hộ người dân tộc Churu tại Ma Đanh - Tu Tra – Đơn Dương – Lâm Đồng cùng nhau thành lập Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh (trong tiếng Churu là Rau sạch) để tự tạo sinh kế cho mình.
Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh.
Cách canh tác của họ là không sử dụng chất hóa học (bao gồm cả phân bón và thuốc trừ sâu), tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương từ giống đến phân chuồng, chế phẩm tự chế… gieo trồng xen canh, đa canh để tạo sự cân bằng sinh thái.
Để chăm rau, các hộ dân sử dụng phân heo, phân bò trộn với vỏ cà phê, thân cây chuối, rơm rạ và ủ trong thời gian 2-3 tháng sau đó bón cho cây trồng.
Chị Ma Đậm (tổ trưởng) kể: “Trước năm 2016, gia đình mình, người Churu mình cũng sống bằng nghề trồng rau. Tuy nhiên, ở địa phương có quá nhiều người trồng mà lại lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, từ năm 2016, mình đã chuyển hướng làm nông nghiệp hữu cơ trên diện tích 1.000m2. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của tổ chức Caritas Đà Lạt nên chúng mình đã tập trung vào cải tạo đất bài bản và cùng với các phụ nữ khác trong thôn lập ra Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh Churu”.
Công việc mỗi ngày của Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh.
Công việc hàng ngày của những người như chị Ma Đông là sáng dậy nhổ cỏ, bắt sâu, xế trưa thu hoạch, chiều về trồng lứa mới.
Để diệt sâu mà không sử dụng thuốc trừ sâu, những người Churu trồng rau xen canh, luân canh và chỉ dùng các loại chế phẩm trừ sâu được làm từ nguyên liệu sẵn có như ớt, tỏi, gừng,… Một phương pháp nữa luôn được những người nông dân ở đây lựa chọn là bắt sâu thủ công bằng tay vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà.
Với cách trồng rau hữu cơ đang được Tổ hợp tác áp dụng, ban đầu nhiều người bên ngoài cho là cách trồng rau "lạ đời". Bón phân, phun thuốc định kỳ còn không ăn ai, chứ trồng rau kiểu "lớn đâu thì lớn, sâu ăn còn thì người ăn" như cách làm của Tổ hợp tác thì làm gì có tiền.
Sâu tự bắt bằng tay chứ không dùng thuốc trừ sâu.
Đến nay, sau nhiều nỗ lực giới thiệu, quảng bá các sản phẩn sạch của tổ hợp tác đã được thị trường đón nhận. Trung bình, mỗi tháng, Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh Churu cung cấp cho thị trường từ 2,5 - 3,5 tấn rau, củ hữu cơ các loại với giá từ 25.000 - 45.000 đồng/kg. Nhiều đơn hàng ký liên tục cả năm khiến các chị bớt những nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm.
Những phản hồi của khách hàng đều tập trung khen rau hữu cơ Iem Gõh có vị ngọt đậm tự nhiên, lâu hỏng mặc dù hình thức rau không được mướt mát như nhiều loại rau bán ngoài chợ.
Nhờ có thị trường tiêu thụ ổn định, các hộ tham gia Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh đều có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình. Một số hộ đã thực sự thoát nghèo.
Nhóm phụ nữ người Churu giới thiệu rau hữu cơ Iem Gõi.
Một lợi ích nữa của việc trồng rau sạch là sức khỏe của chính những người nông dân trực tiếp xuống ruộng cũng được cải thiện do không phải thường xuyên tiếp xúc với phân bón hóa chất, thuốc trừ sâu... như trước kia nữa.
“Hiện nay, nhận thấy sự hiệu quả của việc canh tác rau hữu cơ nên nhiều người dân địa phương đã ngỏ ý muốn gia nhập Tổ hợp tác, tuy nhiên chúng tôi đang hướng dẫn thực hiện các điều kiện bắt buộc. Trong thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ tiếp tục mở rộng mô hình và hướng đến khuyến khích các bạn trẻ tham gia”, chị Ma Đậm tâm sự.
Theo Đạt Nhi (tienphong.vn)
Tốt nghiệp THPT, cô gái duyên dáng Bến Tre “9x” Mai Thị Ánh Xuân (xã An Khánh, huyện Châu Thành)…
Với diện tích 3ha đất trồng sen Quan âm trắng, ông Nguyễn Văn Mỹ, ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận,…
Sầu riêng tươi, sầu riêng cấp đông đã là những mặt hàng nông sản quen thuộc của cao nguyên. Và…
Những gì thấy được từ phiên chợ nông nghiệp sạch ở huyện Đăk Hà khiến tôi tin rằng, nông nghiệp…
Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng…
Xây dựng một liên kết sản xuất rau an toàn, đưa rau từ nông trại tới tay người tiêu dùng,…
Địa điểm: Để ong có thể lấy được nhiều mật và an toàn, người nuôi cần lựa chọn địa điểm…
Ngành nông nghiệp vừa triển khai thành công mô hình sản xuất lúa “ba giảm, ba tăng” trên giống chất…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, không chỉ là xu thế phát triển trong thời gian tới, mà cũng là…
Chảo Thị Yến (sinh năm 1990), là người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát,…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…