Thứ sáu 18/07/2025 08:14Thứ sáu 18/07/2025 08:14 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), đặc biệt là các tổ chức quốc tế, đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ phát triển. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, họ đang góp phần kiến tạo một nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Ngày 6/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với ông Khuất Ngọc Đông – Tổng giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc


Động lực thúc đẩy nông nghiệp trong nước

Những năm qua, các tổ chức quốc tế như FAO, SNV, USAID, GIZ, IDRC và đặc biệt là Naturland, đã triển khai nhiều dự án và chương trình mang tính chiến lược, hỗ trợ toàn diện cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Các tổ chức trên không chỉ hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như kinh phí nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ dài lâu, bền vững.

Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn và hội thảo, các tổ chức trên đã trang bị cho nông dân những kiến thức và kỹ năng cần thiết về sản xuất hữu cơ. Ví dụ, dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông sản hữu cơ” do USAID tài trợ đã đào tạo cho hơn 10.000 nông dân về kỹ thuật canh tác hữu cơ, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Họ hướng dẫn nông dân áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, như sử dụng phân bón hữu cơ, quản lý dịch hại sinh học và luân canh cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

SNV đã hỗ trợ rất lớn trong các dự án thủy sản nuôi tôm sinh thái bảo vệ rừng ngập mặn tại Cà Mau, giúp hơn 500 hộ nông dân đạt chứng nhận IMO (tổ chức chứng nhận của Thuỵ Sĩ) qua đó dễ dàng tiếp cận thị trường EU với giá bán cao hơn từ 20-30%. Riêng GIZ cũng đóng góp vào việc phát triển các mô hình canh tác hữu cơ bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc, giúp cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác chiến lược và xúc tiến thương mại toàn cầu, ngày 6/02 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có buổi làm việc với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO). Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2026, FAO tập trung vào 4 trụ cột chính: Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt hơn. Để thực hiện các mục tiêu này, hai bên đã triển khai 16 dự án với tổng kinh phí gần 30 triệu USD.

Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Ngày 16/10/2024, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Sinh thái Đức (Naturland) đã ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng nền tảng học tập trực tuyến về nông nghiệp hữu cơ.

Các tổ chức quốc tế đã cung cấp nguồn vốn quan trọng cho các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ, giúp nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến. Ví dụ, FAO đã hỗ trợ xây dựng hơn 200 mô hình trình diễn nông nghiệp hữu cơ trên khắp cả nước, giúp nông dân tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật mới. Nếu FAO tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, giúp họ mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập. Thì USAID đã hỗ trợ rất nhiều cho việc hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản hữu cơ, kết nối chặt chẽ nông dân với thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sau khi tham gia dự án, hơn 5.000 nông dân đã có mức tăng thu nhập trung bình từ 15-20%. Riêng IDRC lựa chọn đầu tư vào các nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ, giúp tìm ra các giải pháp sáng tạo để phát triển ngành này.

Xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng thị trường nông sản

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, các NGOs còn đóng vai trò là cầu nối quan trọng, xây dựng chuỗi giá trị và mở rộng thị trường cho sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Họ tạo dựng môi trường thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và hợp tác, xây dựng các mối quan hệ đối tác bền vững. Họ hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ví dụ, dự án “Phát triển thị trường nông sản hữu cơ” do SNV triển khai đã giúp kết nối hơn 100 doanh nghiệp với hơn 1.000 hộ nông dân, tạo ra các chuỗi cung ứng ổn định và bền vững.

Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh
Ngày 11/11/2024, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam làm việc với Đại sứ quán Đan Mạch và các chuyên gia

bàn đề xuất các hoạt động cho dự án hữu cơ sắp tới giữa hai nước.

Thông qua các chương trình truyền thông và quảng bá, các NGOs đã góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm hữu cơ, tạo ra nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong gia đoạn 2015-2020 thị trường nông sản hữu cơ tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 10-15% mỗi năm. Họ hỗ trợ xây dựng các kênh phân phối đa dạng, từ cửa hàng, siêu thị đến chợ phiên, giúp sản phẩm hữu cơ tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng.

Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. VOAA đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như Naturland để tổ chức các hội thảo, tập huấn và diễn đàn về nông nghiệp hữu cơ, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nông dân và doanh nghiệp. VOAA cũng tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia, góp phần tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành này. Các tổ chức này đã hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tiếp cận các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ quốc tế, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của sản phẩm. Họ cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để giúp nông dân và doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chứng nhận, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức Control Union cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, các NGOs vẫn còn đối mặt với không ít thách thức trong quá trình thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế, tập quán canh tác truyền thống khó thay đổi, và thị trường tiêu thụ chưa thực sự phát triển là những rào cản cần vượt qua. Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính phủ, sự nỗ lực của các NGOs và sự ủng hộ của cộng đồng, nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ đạt 2,5-3% tổng diện tích đất nông nghiệp, và các NGOs sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đạt được mục tiêu này.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính