Thời gian qua, người dân tại xã Thụy An, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang triển khai mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu được phát triển và nhân rộng. Hầu hết các mô hình đều khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cho nông sản địa phương.
Ông Nhùy kiểm tra mô hình dưa chuột trồng theo hướng hữu cơ của gia đình mình
Chúng tôi có mặt tại mô hình trồng dưa leo theo hướng hữu cơ của HTX Nông nghiệp xã Thụy An vào đúng thời điểm bà con đang thu hoạch, cung cấp cho các vựa rau lớn.
Ông Ngô Thanh Nhùy, GĐ HTX Nông nghiệp Thụy An bộc bạch: “Từ khi chúng tôi chuyển từ trồng rau truyền thống kém hiệu quả sang mô hình trồng dưa leo, rau màu khác theo hướng hữu cơ đã giúp bà con thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với làm nông nghiệp vô cơ”.
Được biết, gia đình ông Nhùy xưa kia trồng hơn 3 sào rau củ quả nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu, có vụ còn lỗ nặng vì công chăm bón nên ông đã vận động bà con xã viên chuyển đổi sang trồng rau hữu cơ.
Bà Nguyễn Thị Thanh, người dân trồng rau ở Thụy An tâm sự: “Gia đình tôi có hơn 3 sào sản xuất rau hữu cơ các loại, thu nhập ổn định. Mặc dù trồng rau hữu cơ rất kỳ công, vất vả nhưng người nông dân rất vui và hạnh phúc vì làm việc trong môi trường sạch và cho thu nhập cao”.
Hiện nay, HTX Nông nghiệp Thụy An, bà con xã viên chủ yếu trồng dưa leo, bầu, bí, mướp, rau cải bắp, xu hào… cung cấp các sản phẩm nông nghiệp an toàn hàng ngày cho thành phố.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Thụy An
Trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch HND xã Thụy An cho biết: “Khi mà chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ là một việc vô cùng khó khăn với địa phương chúng tôi. Ban đầu bà con còn bỡ ngỡi. Bởi vì bản thân người dân ở đây bao đời nay làm nông nghiệp truyền thống nên rất khó để thay đổi tư duy sản xuất. Nhưng mưa dầm thấm lâu dần dần họ cũng nhận thức được làm nông nghiệp hữu cơ có lợi, mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào.
Tuy nhiên, nông dân muốn giàu, địa phương muốn phát triển bền vững thì không có con đường nào khác ngoài nông nghiệp sạch, nông nhiệp hữu cơ, công nghệ cao chỉ có như vậy thì người nông dân mới có cơ hội thoát nghèo và cải thiện môi trường cho đất, sức khỏe con người”.
Xuất phát từ thực trạng đó, bà con nhân dân ở Thụy An đã nhận thức rõ việc chuyển đổi từ làm truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn giúp bà con nơi đây thoát khỏi cảnh đói nghèo, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cụ thể, làm nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp bà con cải tạo được đất canh tác, vì đất bạc mầu, chai cứng do suốt thời gian dài bà con nông dân dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu nhất là thuốc trừ cỏ đã làm cho đất bị ô nhiễm; chất lượng nông sản làm ra khó tiêu thụ, không cạnh tranh được vì không có truy suất nguồn gốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thu nhập của người dân.
Mô hình trồng rau hữu cơ của HTX Nông nghiệp Thụy An được nhiều bà con xã viên tham gia
Với cách làm này, các quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, tư duy sản xuất cũng thay đổi theo hướng phát triển trồng trọt bền vững, an toàn, mỗi sản phẩm đưa ra thị trường đều là sản phẩm sạch.
Ngoài ra, Hội Nông dân xã đã phối kết hợp nhịp nhàng với HTX Nông nghiệp Thụy An, tổ chức khảo sát khu vực đất trồng tiếp đó lựa chọn hộ tham gia, tiến hành chọn giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng đồng đất quê mình.
Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp Thụy An còn liên hệ với đơn vị cung ứng phân bón, chế phẩm thay thế thuốc trừ sâu; để hạn chế cỏ, thì cần phải tiến hành che phủ ni lon với một số loại cây trồng phù hợp cùng với đó HND xã và HTX Thụy An đã liên hệ đầu ra cho bà con nông dân nhằm giải quyết một cách đồng bộ, sau một thời gian ngắn triển khai mô hình bước đầu đã cho kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, từ sử dụng thuốc, phân bón hóa học, HTX chuyển sang dùng thuốc, phân bón sinh học; ý thức về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi người dân được nâng cao. Tất cả những hoạt động chăm sóc rau đều được ghi lại từ thời gian bón phân, phun thuốc, nhãn hiệu thuốc sử dụng, gieo trồng giống gì, diện tích bao nhiêu…
Theo đó, HTX đã thực hiện mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo có sự truy xuất nguồn gốc PGS trong sản xuất rau an toàn. Các hộ tham gia sẽ được cấp sổ nhật ký đồng ruộng cập nhật đầy đủ thông tin quy trình sản xuất, thời gian, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học....
Đồng thời, ban kiểm soát gồm đại diện người tiêu dùng, công ty phân phối, thu mua, trạm bảo vệ thực vật, chính quyền xã và HTX thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất.
“Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là hướng dẫn, giám sát bà con sản xuất đúng rau đúng theo tiêu chuẩn an toàn. Dù lợi nhuận cao, nhưng không vì thế để người dân bất chấp sản xuất, phải đặt tiêu chí chất lượng, sức khỏe người tiêu dùng là số một,” ông Nguyễn Văn Tài chia sẻ thêm.
Đi trên những cánh đồng rau xanh mướt ở Thụy An hôm nay, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất rau hữu cơ được thực hiện đồng bộ bằng các phương tiện cơ giới hiện đại, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng, tăng thu nhập cho bà con nông dân mà còn góp phần thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo hướng sản xuất hàng hóa, góp xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Xuân Hiền
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Các chủ trương, chính sách để phát triển phân bón hữu cơ đã được xây dựng ngay từ giai đoạn…
(Hà Tĩnh) Nhờ chuyển đổi đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, nông…
Theo Sở NN-PTNN tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các vùng sản xuất nông…
Dù không có lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng đến nay Đồng Nai đã có 2 loại…
(Lào Cai) Chè Shan tuyết đã tiếp cận được thị trường EU và Mỹ, đồng thời nhân rộng được diện…
Năm 2023, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy…
Vừa qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội…
Trong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…