Giao An chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng. Ảnh Xuân Hiền.
Đất khó hồi sinh
Trên đường xuống thăm xã Giao An, bà Phạm Thị Thủy – Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Lang Chánh kể, 15 năm về trước, khi nói đến Giao An, thường nghĩ ngay đến vùng đất khô cằn, sỏi đá với nhiều khó khăn, nghèo đói. Thế nhưng, với đức tính cần cù và tinh thần “chịu khó chứ không chịu khổ”, chính quyền và bà con trong thôn đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để đưa địa phương chuyển mình trên bước đường đổi mới.
Theo bà Thủy, từ đây, câu chuyện về cái nghèo, cái đói chỉ còn lại trong quá khứ, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân xã Giao An đã tìm được hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, cuộc sống đã bước sang trang mới. Giao An là xã đầu tiên của huyện Lang Chánh vinh dự đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 1/2017.
Sau 5 năm, Giao An hôm nay đã thực sự khởi sắc với những mô hình chuyển đổi sản xuất truyền thống sang hướng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con các dân tộc nơi đây. Các con đường bê tông trải dài tới tận ngõ xóm, những ngôi nhà xây với kiến trúc hiện đại thấp thoáng bên những đồi rừng, vườn cây ăn quả… Đó là thành quả từ sự nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp…
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp xã đã tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch tích cực, nhiều loại giống cây trồng, kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất… Trong đó, diện tích trồng lúa là 158ha, năng xuất bình quân đạt 56 tạ/ha; cây ngô 56ha, năng suất ước đạt 40 tạ/ha; diện tích cây rau màu các loại gần 50ha; cây lạc 9,6ha; mía 25ha, năng xuất đạt 60 tạ/1ha; cây xoài keo gần 300ha, đạt hơn 26% so với kế hoạch; cây ăn quả, cây phân tán trong dịp tết Nhâm Dần 2ha.…
Cánh đồng bội thu ở xã Giao An. Ảnh Xuân Hiền
Đặc biệt, trong thời gian qua, xã Giao An luôn đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Xã có tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 4.000ha, trong đó có trên 1.000ha thuộc ban quản lý rừng phòng hộ. Hiện nay, người dân trong xã đã có ý thức trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nên tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc của toàn xã đã đạt trên 90%.
Song song đó, chính quyền địa phương còn tích cực việc tuyên truyền, vận động người dân ở các thôn bản tham gia trồng rừng, tập huấn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng, xây dựng thực hiện quy ước bảo vệ rừng, vận động các hộ gia đình thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng... nên nhận thức người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đến nay, các hộ dân trong xã đã được khoán đất, nhận rừng để khoanh nuôi bảo vệ, nhiều hộ dân đã tự chủ động mua các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cây keo, luồng, đưa các giống mới… vào trồng để tăng thu nhập. Trong đó, hộ ông Hà Văn Dũng – làng Trô đã mạnh mạnh dạn phá bỏ các loại cây kém hiệu quả chuyển sang trồng Cau với hơn 4ha, đến nay đã có 1ha cho thu hoạch, giá bán dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg.
Tình hình kinh tế - xã hội của Giao An đã có bước phát triển vững chắc, đời sống của nhân dân dân ngày càng được nâng cao. Tính đến hết năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt trên 38,3 triệu đồng/năm.
Điều đáng trân trọng hơn khi những tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi này không chỉ làm giàu cho cá nhân mà họ luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con cùng thoát nghèo. Qua đó, còn góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao của toàn xã.
Giao An luôn đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng. Ảnh Xuân Hiền.
Đồng thời, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung diện tích chuyển đổi mô hình lúa - cá, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, kết hợp chuyển đổi từ chỗ cấy kém hiệu quả sang đào ao thả cá. Đến nay, toàn xã có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 10ha, năng xuất đạt 3 tạ/1ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 30 tấn.
Bên cạnh đó, xã Giao An có lợi thế là đất đai rộng, phát triển được nghề chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn duy trì và phát triển được 14 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghệ cao, đệm lót sinh học, đảm bảo môi trường sống cho người dân.
Để đảm bảo người dân phát triển chăn nuôi hiệu quả, xã đã tích cực phối hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện tổ chức mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, công nghệ cao, hữu cơ.
Sức sống mới Giao An
Công sở xã Giao An mới được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ảnh Xuân Hiền.
Mục tiêu cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao thu nhập, cải thiện hơn nữa đời sống cho bà con nhân dân trên địa bàn xã. Do vậy một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và bà con các dân tộc xã Giao An đã triển khai đó là tập trung phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, công nghệ cao.
Hiện toàn xã có 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa và bê tông đạt chuẩn; đường trục thôn, đường ngõ xóm cứng hóa. Các tuyến đường giao thông thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, đáp ứng tốt nhu cầu giao thông phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, đảm bảo ô tô đi lại quanh năm, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa. Công tác thủy lợi cũng được quan tâm, xã tích cực đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 100%.
Hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư hoàn thiện, thuận lợi cho bà con giao thương hàng hóa. Ảnh Xuân Hiền.
Ông Lê Văn Tiến – Chủ tịch UBND xã Giao An phấn khởi cho biết: “Sau 12 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nông thôn mới nâng cao của xã không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…
Cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm của xã được đầu tư nâng cấp. Đồng thời khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp và mở rộng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn với cơ cấu kinh tế hợp lý; gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt lao động nông nghiệp, tăng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”.
Trong xây dựng NTM nâng cao, các tiêu chí văn hóa, xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân. Vì vậy, các lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng được địa phương tập trung thực hiện đạt kết quả tốt; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đã đạt trên 85%; lĩnh vực giáo dục đã có những bước tiến vượt bậc. Giao An hôm nay đã có nhiều những ngôi nhà cao tầng khang trang, xe cộ đi lại nhộn nhịp, bà con phấn khởi lao động sản xuất tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. |
Xuân Hiền
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Đảm bảo, phát triển và phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa bảo…
Xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có 753 hộ, 3.815 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống.…
Từng sống ở làng quê ấm áp tình làng, nghĩa xóm, thạo việc nhà nông ngay từ thủa nhỏ đã…
Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất…
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa…
Bạn có phải là người yêu thiên nhiên, thích tận hưởng cảm giác được hòa làm một với đất trời…
Tại thung lũng hoa bạt ngàn, diện tích khoảng 60 héc ta thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt, tỉnh…
TQO - Với mong muốn cung cấp thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…