Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn giúp hạn chế sử dụng tài nguyên, giảm phát thải nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng giá trị sản phẩm.
Trao đổi với Tạp chí Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay: Thuật ngữ “nông nghiệp kinh tế tuần hoàn” ở nước ta còn mới, nhưng với các nước trên thế giới không còn xa lạ.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, không vứt bỏ đi thứ gì trong quá trình canh tác; đầu ra của chu kỳ này là đầu vào của chu kỳ tiếp theo thông qua áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật và áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý.
Nhờ đó, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe con người; giảm khai thác tài nguyên quá mức; nâng cao chuỗi giá trị sản xuất.
“Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường, bằng việc tổ chức sản xuất theo vòng tuần hoàn khép kín…”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Theo bà Hạnh, nông nghiệp tuần hoàn ở nước ta đã xuất hiện từ lâu. Trước đây, người dân vẫn thường canh tác theo mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - ao - chuồng - rừng. Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang xuất hiện các mô hình như tôm - lúa, lúa - cá,… Đây cũng là dạng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Với tình hình thực tế như hiện nay khi đầu vào sản xuất nông nghiệp (phân bón, thức ăn chăn nuôi…) đang ở mức cao thì mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn rất thiết thực với bà con nông dân. Bởi, canh tác theo mô hình kinh tế tuần hoàn giúp người dân chủ động được nguồn phân tại chỗ; giảm giá thành sản xuất, chi phí đầu vào…
Hơn nữa đầu ra trong chăn nuôi (chất thải gia súc, gia cầm) sau khi ủ hoại mục sẽ trở thành nguồn phân hữu cơ rất hữu ích cho cây trồng và đất đai. Giúp đất tơi xốp, không bị chai cứng; còn cây trồng phát triển tốt, đủ chất dinh dưỡng.
“Nông nghiệp kinh tế tuần hoàn giúp người dân thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, nhằm hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững…”, bà Hạnh bộc bạch.
Hiện nay, kinh tế tuần hoàn là một trong những nội dung được quan tâm nhất của Bộ NN-PTNT trong quá trình thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và tận dụng phế phẩm nông nghiệp như là một nguồn lợi để gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp, giúp tăng thu nhập của nông dân, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Bà Hạnh chia sẻ, hoạt động khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bao gồm các lĩnh vực như trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thuỷ sản...
Thông qua các các hoạt động khuyến nông, trình độ kỹ thuật của người sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh việc khai thác nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy tiềm năng, điều kiện từng vùng, miền, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, hướng kinh tế tuần hoàn đang được quan tâm, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo bà Hạnh, hiện nay cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp kinh tế tuần hoàn ở nước ta chưa nhiều. Các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chưa phổ biến. Nhận thức của một số người dân, doanh nghiệp chưa đầy đủ…
Mai Chiến
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…