Hết năm 2021, toàn tỉnh Nam Định đã có 251 sản phẩm OCOP. Trong đó, 39 sản phẩm hạng 4 sao và 212 sản phẩm hạng 3 sao.
251 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Năm 2021 là năm thứ 3 tỉnh Nam Định triển khai thực hiện chương trình OCOP. Ngay từ khi triển khai, thực hiện chương trình, Sở NN-PTNT Nam Định đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung chương trình OCOP theo kế hoạch.
Đoàn công tác của Sở NN-PTNT Nam Định tham quan cơ sở sản xuất nấm sạch đạt chuẩn OCOP 3 sao trên địa bàn tỉnh
Các địa phương, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đã chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm truyền thống làng nghề và quan tâm đầu tư, cải tiến, nâng cấp sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2021.
Các sở, ngành, tổ chức hội, đoàn thể của tỉnh đã tích cực triển khai lồng ghép nội dung chương trình OCOP vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP trên địa bàn, kiện toàn thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, cơ sở sản xuất đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021.
Một số huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn như: huyện Ý Yên hỗ trợ 10 triệu đồng/sản phẩm đạt chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/cơ sở; huyện Giao Thủy ban hành Đề án khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP huyện Giao Thủy giai đoạn 2021-2025; huyện Hải Hậu hỗ trợ kinh phí xây dựng video quảng bá các sản phẩm cho cơ sở sản xuất.
Các xã, phường, thị trấn đã rà soát và tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký tham gia thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức 2 hội nghị triển khai thực hiện chương trình OCOP năm 2021; tập huấn cho hơn 80 cơ sở sản xuất tham gia chương trình về nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng thương hiệu, marketing, quảng bá, phát triển sản phẩm; xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP…
Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định bộc bạch: Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên các nhóm chuyên gia tư vấn OCOP đã linh hoạt hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp tại các cơ sở sản xuất qua các nền tảng trực tuyến như zoom, zalo, facebook…
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp, năm 2021 toàn tỉnh có 109 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, tăng 49 sản phẩm và vượt 81,7% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, có 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao và 98 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.
“Hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 251 sản phẩm OCOP, cụ thể 39 sản phẩm hạng 4 sao và 212 sản phẩm hạng 3 sao; trong đó có 4 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Xét theo ngành, có 99 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, 7 sản phẩm ngành đồ uống, 2 sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ, 1 sản phẩm ngành du lịch…”, ông Tiến nói.
Gắn OCOP vào xây dựng nông thôn mới
Năm 2022, tỉnh Nam Định đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 60 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên. Tiếp tục hỗ trợ tư vấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các chủ thể đã tham gia chương trình OCOP giai đoạn 2019-2021.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chuyển đổi số trong triển khai, thực hiện chương trình, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh…
Các sản phẩm OCOP của Nam Định được trưng bày trong một Hội nghị
Để hoàn thành mục tiêu trên, theo ông Tiến, các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình OCOP. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở triển khai chương trình, nhất là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong việc tuyên truyền phát triển các phương án sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm OCOP.
Xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng bắt buộc trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên website chương trình OCOP của tỉnh; thực hiện truyền thông và xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm OCOP; tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử; tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh với các điểm bán hàng OCOP trên cả nước...
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai chương trình như: Hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm, hướng dẫn, xây dựng hồ sơ sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi giá trị.
Hỗ trợ cơ sở sản xuất đầu tư máy móc, thiết bị chế biến phù hợp; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đào tạo nghề và nâng cao năng lực cộng đồng; thành lập Trung tâm OCOP cấp tỉnh...
Quan tâm đầu tư kinh phí hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP mới được sản xuất từ sản phẩm chủ lực, làng nghề và đặc sản truyền thống của các địa phương.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông về chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP. Hỗ trợ xây dựng, thiết lập mã QrCode, đăng ký sở hữu trí tuệ, hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì và tem nhãn hàng hóa đúng quy định. Thực hiện quản lý giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Mai Chiến
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…
Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…
(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…
Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…
Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.
Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…