Việc sản xuất phân bón giả đem lại “siêu lợi nhuận”, do đó nhiều đối tượng đã không ngại cung ứng ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
Tình trạng sản xuất phân bón giả vẫn còn tiếp diễn
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, tình trạng phân bón giả được người dân đặc biệt quan tâm. Hiện nay, chúng ta đã có các văn bản pháp luật gồm luật, Nghị định, thông tư… được coi là hành lang pháp lý nhằm kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình sản xuất phân bón.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
Chúng ta cũng đã có quy chuẩn về chất lượng, đây là công cụ giúp kiểm soát các khâu sản xuất phân bón, nhằm nhận diện được hành vi vi phạm chất lượng… Bên cạnh đó, còn có sự phân công, phân cấp từ trung ương đến địa phương tạo hệ thống kiểm soát tốt hơn trước đây rất nhiều.
Tuy nhiên, ở một số nơi, địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Để xảy ra tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo đó, việc sản xuất phân bón giả đem lại “siêu lợi nhuận”, đem lại giá trị kinh tế cao cho đối tượng vi phạm. Các thủ đoạn, hành vi, phương pháp sản xuất phân bón tinh vi hơn như đưa cơ sở sản xuất vào vùng sâu, vùng xa, không có cơ quan quản lý nhà nước, giảm thiểu việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh hiện nay, giá trị của phân bón đang tăng, nên xã hội rất quan tâm. Dựa vào niềm tin của người dân đối với mặt hàng thường xuyên phải sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, các đối tượng đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo. Chúng còn có hình thức, chiêu bài như bán kèm, khuyến mãi, quà tặng, có lời hứa, khuyến nghị cho người dân tin tưởng vào sản phẩm kém chất lượng…
“Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng còn đến từ việc sản xuất manh mún, thiếu tập trung nên việc tiêu thụ chưa được công khai, minh bạch”, ông Đạt chia sẻ.
Theo ông Đạt, việc kiểm tra phân bón giả thời gian qua có gặp một số khó khăn, tồn tại do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để giải quyết vấn nạn này, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đưa ra 5 giải pháp cơ bản.
Một là, rà soát lại những vấn đề tồn tại của hệ thống pháp luật để kiện toàn nhằm xử lý triệt để, nghiêm minh.
Hai là, phối hợp giữa ngành nông nghiệp, công an, biên phòng, hiệp hội, doanh nghiệp… nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cả mặt hành chính, thương mại để có giải pháp tối ưu nhất nhằm gây dựng thương hiệu, phát huy sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng. Có các chương trình kết hợp với nhau để cơ quan chức năng xử lý nghiêm từ các tin tố giác.
Ba là, tập huấn tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho tất cả đối tượng bao gồm cả doanh nghiệp, đại lý, chính quyền địa phường, người dân để nhận biết rõ hàng giả, hàng nhái.
Bốn là, tổ chức triển khai các mô hình chuỗi liên kết giữa hiệp hội, doanh nghiệp, người dân để đưa bộ sản phẩm có uy tín, thương hiệu đưa đến người dân.
Năm là, bản thân doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm phải có giải pháp bảo hộ với sản phẩm của mình, giúp cơ quan chức năng truy xuất nguồn gốc, nhận diện sản phẩm. Trên cơ sở đó hạn chế sản phẩm phân bón giả, nhái thương hiệu.
Lo ngại vấn nạn phân bón “nhái”
Ông Lê Tiến Hùng, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chia sẻ, việc sản xuất phân bón giả, kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn cả niềm tin của khách hàng.
Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở buôn bán phân bón
Ông dẫn chứng, hiện nay giá phân bón khoảng 20 triệu đồng/tấn, nếu như làm giả 200 tấn đã có 4 tỷ đồng, nghiêm trọng hơn có những sản phẩm bị làm giả với tỷ lệ cao đến 80%.
“Như vậy, về kinh tế là rất thiệt hại, nhưng với khách hàng còn là xói mòn niềm tin, ảnh hưởng ghê gớm đến các ngành sản xuất phân bón vật tư cho nông nghiệp, không những năm nay mà nhiều năm về sau”, ông Hùng nói.
Với những doanh nghiệp có uy tín và đã mất công gây dựng nhiều năm trên thị trường nếu sản phẩm bị làm nhái trước hết sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, sau đó là hoạt động tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm theo. Tuy nhiên, thiệt hại lớn nhất là niềm tin của người nông dân đối với các nhà sản xuất, nhất là các đơn vị sản xuất lớn.
Bà Bùi Thị Thanh Giang, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam cũng cho biết, theo con số thống kê, chỉ tính riêng thiệt hại do phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam đã mất đi từ 2 - 2,5 tỷ USD. Đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón.
Hiện tại, Tập đoàn có 11 đơn vị sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với tổng công suất sản xuất các loại phân bón đạt 6 triệu tấn/năm, riêng NPK với tổng năng lực sản xuất khoảng 2,4 triệu tấn/năm, đáp ứng 60-70% nhu cầu phân bón NPK trong nước.
Thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng hiện nay gây ảnh hưởng nhiều đến uy tín của các đơn vị sản xuất phân bón của Tập đoàn do phân bón giả, kém chất lượng làm cho suy kiệt “sức khỏe đất trồng trọt” dẫn đến cây trồng không đạt năng suất.
Thêm vào đó, hàng năm Việt Nam sử dụng trên 11 triệu tấn phân bón, trong đó có từ 30 - 50% là phân bón giả, kém chất lượng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các đơn vị sản xuất chân chính của Tập đoàn cũng như trên thị trường.
Theo bà Giang, một thực tế các doanh nghiệp sản xuất phân bón có uy tín lo ngại vấn đề phân bón nhái hơn là phân bón giả, vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong các sản phẩm phân bón hàng nhái này rất ít.
“Các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhái còn nhập nhèm trong công bố hàm lượng, trong mẫu mã bao bì, qua mặt người dân và cơ quan quản lý. Ví dụ đối với sản phẩm phân NPK, có rất nhiều doanh nghiệp làm nhái và cho rằng đó chỉ là tên họ đăng ký với hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Khi sản phẩm bán ra thị trường, các doanh nghiệp này lại bám sát giá với phân bón những đơn vị sản xuất uy tín, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp này rất cao và cạnh tranh giá với các doanh nghiệp chân chính”, bà Giang lý giải.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng trên cả nước đã tập trung kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở, đơn vị có dấu hiệu buôn bán phân bón giả, kém chất lượng. Mới đây nhất, vào ngày 8/6/2022, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 2 cơ sở vi phạm với tổng số tiền hơn 130 triệu đồng. Hành vi vi phạm là buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. |
An Lãng
Chủ đầu tư đã đổ 130 tỉ đồng vào dự án nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế…
Vừa qua Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng công bố danh sách hàng loạt cửa hàng buôn bán phân…
Vinamilk và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã chính thức khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam…
Các sản phẩm hữu cơ thường được giới thiệu như một sản phẩm sạch và lành mạnh hơn. Nhãn hàng…
Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng các loại axit hữu cơ vốn được hình thành trong quá trình phân…
Thời gian gần đây dâu tây được bày bán khắp mọi nơi, từ cửa hàng trái cây cho tới các…
Nhằm triển khai thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam,…
Các bạn trẻ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh nông sản ở nhiều lĩnh vực, cùng giúp nông dân…
Những ngày qua, nông dân vùng lúa – tôm chất lượng cao huyện Thới Bình rất lo âu trước tình…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, qua kết quả thanh tra cho thấy, trên…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…