10:03 29/03/23 Print

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sản phẩm quế hữu cơ của Công ty CP Quế hồi Quảng Ninh (huyện Đầm Hà) hiện đã được cấp visa sang châu Âu từ tháng 3/2021. Ảnh: Hoàng Giang/Báo Quảng Ninh.

Mục tiêu cụ thể

Theo đó, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% diện tích trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả (cam, ổi, na..), rau, chè. Sản lượng chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (thịt gia súc, gia cầm, trứng thủy cầm, gia cầm...) đạt tối thiểu 2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh như lợn, bò thịt, bò sữa, gà thịt, trứng gà, trứng vịt...

Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt tối thiểu 1,5% tổng diện tích nuôi trồng đối với một số sản phẩm có thể mạnh đặc trưng của tỉnh như tôm, cua, rươi, sá sùng, hải sâm, bào ngư...

Diện tích đạt tiêu chuẩn hữu cơ đối với sản phẩm cây quế khoảng 20%. 

Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng của cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh (quế, hồi, sở, trà hoa vàng) đạt khoảng 70% đối với hình thức khai thác từ tự nhiên và đạt ít nhất 30% đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trưởng rừng để sản xuất).

Giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ so với sản xuất thông thường đạt từ 30% trở lên.

Quảng Ninh sẽ xây dựng 1-2 mô hình chè hữu cơ với diện tích khoảng 10ha tại hai huyện Đầm Hà và Hải Hà.

Đến năm 2030, phấn đấu diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt tối thiểu 3% diện tích đất trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả, rau, chè.

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy cầm...) đạt tối thiểu 3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh như lợn, bò thịt, bò sữa, gà thịt, trứng gà, trứng vịt...

Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt tối thiểu 3% tổng diện tích nuôi trồng đối với một số sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của tỉnh như tôm, cua, rươi, sá sùng, hải sâm, bảo ngư;

Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng của cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt khoảng 90% đối với hình thức khai thác từ tự nhiên và đạt khoảng 50% đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất).

Giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ so với sản xuất thông thường đạt từ 20% trở lên.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ đa diện

Đối với trồng trọt hữu cơ, đến năm 2025 vùng lúa hữu cơ có diện tích sản xuất đạt khoảng 200 ha (lúa nếp cái hoa vàng khoảng 50 ha, còn lại là các giống lúa khác). Trong đó, Vùng rau hữu cơ đạt diện tích sản xuất đạt khoảng 100 ha; Vùng cây ăn quả hữu cơ có diện tích sản xuất đạt khoảng 110 ha; Vùng chè hữu cơ có diện tích sản xuất đạt khoảng 50 ha.

Đến năm 2030, vùng lúa hữu cơ có diện tích sản xuất đạt khoảng 600 ha, trong đó lúa nếp cái Hoa vàng 80 ha còn lại là các giống lúa khác.

Trong đó, vùng rau hữu cơ có diện tích sản xuất khoảng 250 ha; Vùng khoai lang hữu cơ có diện tích sản xuất khoảng 30 ha; vùng cây ăn quả hữu cơ có diện tích sản xuất đạt khoảng 320 ha; vùng chè hữu cơ có diện tích sản xuất khoảng 100 ha.

Đối với chăn nuôi hữu cơ, đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi gia súc hữu cơ: Đàn bò thịt 1.000 con, đàn bò sữa 500 con, đàn dê 1.200 con, đàn trâu 700 con.

Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ: Đàn lợn thịt 5.400 con, trong đó lợn Móng Cái 1.500 con còn lại là các giống lợn khác. Sản lượng thịt hơi vật nuôi hữu cơ đạt khoảng 1.400 tấn, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm.

Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: gà đẻ trứng 50.000 con, gà thịt 165.000 con trong đó gà Tiên Yên 57.000 con; Đàn vịt đẻ trứng 18.000 con. Sản lượng trứng hữu cơ đạt 4.600.000 quả, trong đó trứng vịt biển khoảng 3.000.000 quả.

Định hướng đến năm 2030, vùng chăn nuôi gia súc hữu cơ: đàn bò thịt 2.000 con, đàn bò sữa 2.000 con, đàn dê 3.000 con, đàn trâu 1.000 con; Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ: Đàn lợn thịt khoảng 12.600 con, trong đó lợn Móng Cái 5.400 con. Sản lượng thịt hơi vật nuôi hữu cơ đạt khoảng 3.220tấn, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm.

Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: gà đẻ trứng 150.000 con; gà thịt 365.000 con, trong đó gà Tiên Yên 195.000 con; Đàn vịt đẻ trứng 27.000 con; Sản lượng trứng hữu cơ đạt khoảng 14.000.000 quả. Sản lượng trứng hữu cơ đạt khoảng 14.000.000 quả.

Thủy sản hữu cơ được coi là thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh.

Về thủy sản hữu cơ, đến năm 2025, vùng nuôi tôm, cua hữu cơ diện tích đạt khoảng 85 ha. Vùng nuôi các loại thủy sản đặc sản hữu cơ (rươi, sá sùng, hải sâm, bào ngư...) diện tích khoảng 70 ha.

Đến năm 2030, vùng nuôi tôm, cua hữu cơ diện tích đạt khoảng 170 ha bào ngư...) diện tích khoảng 130 ha.

Dược liệu và lâm sản ngoài gỗ, đến năm 2025 có diện tích hữu cơ của các loại cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 7.750 ha, trong đó, diện tích cây Quế 1.200 ha, cây Hồi 6.080 ha, cây Sở 240 ha, cây Ba kích 90 ha, cây Trà hoa vàng 70 ha, cây dược liệu khác 70 ha.

Đinh hướng đến năm 2030 có diện tích hữu cơ của các loại cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ các loại cây đạt khoảng 11.620 ha trong đó cây Quế 3.000 ha, cây Hồ 7.900 ha, cây Sở 300 ha, cây Ba kích 170 ha, cây Trà hoa vàng 150 ha, cây dược liệu khác 100 ha.

Tạo môi trường lành mạnh cho sản phẩm hữu cơ

Để thực hiện được những mục tiêu trên, UBND tỉnh Quảng Ninh lưu ý, việc quy hoạch, phát triển quỹ đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hữu cơ vào quy hoạch tỉnh.

Theo đó, cần căn cứ vào kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo, bố trí phân vùng phát triển các sản phẩm hữu cơ phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất rừng sản xuất và các loại đất khác để phát triển mở rộng xây dựng trang trại hữu cơ và vùng đệm bảo vệ các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Thực hiện tốt chính sách bảo vệ đất trồng lúa và hỗ trợ cho người trồng lúa; ban hành chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tính hàng hóa và tập trung.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai như: thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nông nghiệp; thủ tục về chuyển nhượng, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư về công nghệ cao và nông nghiệp thông minh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Để tạo môi trường lành mạnh cho sản phẩm hữu cơ, UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, việc và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào của sản xuất hữu cơ là rất quan trọng.

Trước mắt, cần phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào (giống, phân bón hữu cơ truyền thống hoặc các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, thức ăn chăn nuôi, thủy sản...) đáp ứng cho sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất nông nghiệp với các hiệp hội, ngành hàng thực hiện mô hình chuỗi liên kết phát triển sản xuất, sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn hữu cơ và phân bón hữu cơ, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhất là chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ thế hệ mới.

Na Đông Triều hướng đến đạt chứng nhận hữu cơ.

Kiên quyết thu hồi và xử lý nghiêm hành vi "giả mạo" sản phẩm hữu cơ 

“Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm theo quy định, chú trọng công tác hậu kiểm và kiểm tra đột xuất.

Đồng thời, phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhãn hiệu nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo minh bạch thị trường, tránh trà trộn sản phẩm không đạt chuẩn hữu cơ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc tuân thủ các quy định sản - xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ đối với các cơ sở.

Ngoài ra, phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Xây dựng sàn thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm.

Thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm hữu cơ bị thu hồi theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ”, văn bản nêu rõ.

Hải Sơn( Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Lộc Hà và Tập đoàn Quế Lâm thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp sạch

Lộc Hà và Tập đoàn Quế Lâm thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp sạch

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…

Tin mới cập nhật

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng