Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải đang chăm sóc đàn ong
Ngay từ khi tham gia Chương trình OCOP, huyện Mù Cang Chải đã tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu.
Bên cạnh đó, huyện cũng luôn xác định các sản phẩm OCOP có vai trò quan trọng, là “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Đồng thời, thường xuyên tăng cường phối hợp quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải - ảnh tư liệu
Tiếp chuyện với PV, ông Giàng A Vừ, Phó Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho hay: “Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ đó, khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương, Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị”.
Do tận dụng thế mạnh của địa phương có nhiều đồi rừng nên việc nuôi ong mật tại Mù Cang Chải đã hình thành từ lâu. Người dân nơi đây có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm mật ong Mù Cang Chải. Hiện nay, ở Mù Cang Chải có khoảng trên 2.700 đàn ong, sản lượng mật ong bình quân hàng năm từ 4000 - 5.000 lít mật.
Nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Mù Cang Chải mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Điều đáng nói, mật ong Mù Cang Chải không chỉ là đồ uống bổ dưỡng mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh như: Ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt, chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylor…
Mật ong cũng tăng cường sức khỏe cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh. Bất cứ ai lên Mù Cang Chải đều mua vài lít mật ong làm quà để tặng người thân, đó chính là quà tặng của thiên nhiên cho người dân Mù Cang Chải.
Được biết, trên địa bàn huyện bà con nông dân đang triển khai nhân rộng mô hình, tăng số lượng đàn ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào người Mông. Cùng đó, chuyển giao kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch để có những sản phẩm mật ong tốt nhất.
Diện tích ngô ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải
Đầu tư dây chuyền hiện đại, đóng gói, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm và tạo điều kiện cho sản phẩm của địa phương có chỗ đứng trên thị trường.
Ngoài sản phẩm mật ong ra, thì chè Shan tuyết của HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Theo ông Lù A Câu, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Púng Luông, trước đây bà con xã viên làm theo kiểu truyền thống, tự phát, giờ làm theo quy chuẩn đúng là không đơn giản chút nào. Nhưng các thành viên rất vui vì sản phẩm của HTX được nhiều người biết đến hơn, sức tiêu thụ tốt hơn, doanh thu đạt 800 1 tỷ đồng/1 năm.
Sản phẩm mật ong của HTX dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải
Thực tế cho thấy, các sản phẩm OCOP ở Mù Cang Chải đã trở thành động lực để người dân thi đua phát triển sản xuất, liên kết tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập, phục vụ hiệu quả cho chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Mù Cang Chải cũng chỉ đạo duy trì và phát huy hiệu quả 2 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là sản phẩm thỏ Mù Cang Chải và mật ong Mù Cang Chải. Huyện cũng đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX đăng ký thực hiện 2 chuỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm cá hồi, cá tầm, cá chép giòn, cá trắm giòn Mù Cang Chải và sản phẩm sâm Hoàng Sin Cô.
Mô hình trồng dứa của bà con nông dân Mù Cang Chải
Điều đáng ghi nhận, khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP, các HTX, bà con nông dân đều có ý thức sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, nhất là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
Mỗi người sản xuất đều mong muốn sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Mô hình trồng hoa hồng tại xã Nậm Khắt.
Qua đó, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, mở đường đưa những sản phẩm chất lượng cao của nông dân huyện vùng xa Mù Cang Chải nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung đến thị trường trong và ngoài nước.
Sông Thao
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…