Dựa trên những đặc sản, đặc trưng vùng miền, chính quyền các địa phương đã tập huấn nâng cao kỹ năng cho bà con trong khởi nghiệp, lập nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để bà con tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, vốn từ các tổ chức, đơn vị.
Nhờ đó nhiều mô hình đã bước đầu thành công, nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên dân tộc thiểu số không những thoát nghèo, mà còn đem lại giá trị kinh tế phát triển địa phương, tạo việc làm cho bà con trong khu vực.
Hiện nay trồng cam, quýt là nguồn thu nhập chính của bà con tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Bà Nguyễn Thị Phấn, dân tộc Thái ở bản Văn Phúc Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, Sơn La có 1ha diện tích trồng cam đường canh hướng theo hữu cơ. Năm nay, dù chịu nhiều sâu bệnh hại nhưng năng suất, sản lượng cam tăng hơn so với năm trước và giá cả cũng cao hơn từ 5.000đ -10.000đ/kg. Có được điều này là do bà luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật từ chăm sóc cho tới thu hái quả đảm bảo an toàn.
Vườn cam nhà bà Nguyễn Thị Phấn, dân tộc Thái ở bản Văn Phúc Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, Sơn La được trồng hướng theo hữu cơ.
Bà Nguyễn Thị Phấn – Xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vui mừng chia sẻ: “Vườn cam của gia đình cam cho quả nhiều, sản lượng gấp đôi năm ngoái, giá cả bán ra thị trường tăng cao, vào năm ngoái giá chỉ được 30.000/kg đầu mùa, nhưng đến năm nay cam bán được 40 nghìn cao hơn năm ngoái. Gia đình ước tính sản lượng năm nay cũng phải được chục tấn”.
Vườn cam cho trái to và đẹp năng xuất ổn định khi được chăm sóc theo hướng an toàn sinh học.
Cây cam, quýt hiện là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của không ít hộ gia đình tại huyện Phù Yên. Qua nhiều năm triển khai mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc từ việc trồng tự phát, manh mún không theo mô hình, diện tích nhỏ lẻ.
Còn tại huyện biên giới Sốp Cộp, trước đây, người dân ở đây chủ yếu trồng ngô, sắn năng suất thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế. Nhưng trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhờ chuyển sang trồng cam, quýt thì đã tạo được thương hiệu trên thị trường.
Nhiều vườn cam cho thu nhập cao ở vùng núi của tỉnh Sơn La.
Có được điều này là do các cấp chính quyền luôn quan tâm tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi mô hình và cung cấp những kiến thức chăm sóc cây trồng an toàn, cung cấp nguồn phân bón, thuốc trừ sâu sinh học đảm bảo quy trình kỹ thuật.
Ông Vì Văn Doan, bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La chia sẻ: “Năm nay là năm thứ 7 thứ 8 vườn cam của gia đình được thu hoạch. Hiện nay cuộc sống gia đình có thu nhập khá ổn định, công việc nhàn nhã hơn không vất vả như trước. Thời gian đầu thực hiện trồng cam, quýt huyện có hỗ trợ về men vi sinh và hướng dẫn để ủ phân hữu cơ bón cho cây cam, thời gian đó huyện cũng cho đi tập huấn, tham quan các mô hình trong tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn”.
Cam được trồng hướng theo hữu cơ luôn cho trai to, đẹp và mọng nước đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Việc trao phương tiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đã được nhiều địa phương triển khai từ nhiều năm qua. Trên cả nước ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã là người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Họ đã trở thành những nhà nông có thành tích sản xuất, kinh doanh tốt, tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương./.
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Sau 7 năm miệt mài 'bồi bổ sức khỏe' đất, tuân thủ '5 không' trong sản xuất hữu cơ, An…
“Đầu Trâu Organic Đa dụng” là sản phẩm phân hữu cơ cao cấp chuyên dùng cho các loại cây trồng,…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…