Năm 2019, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra phương pháp luận tính toán “SDG 2.4.1 - Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp sản xuất hiệu quả và bền vững” với 11 chỉ báo phụ.
Tổng cục Thống kê đã vận dụng phương pháp luận này trong Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Kết quả điều tra mẫu cho thấy 5/11 chỉ báo có tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững (tổng mức cao và mức chấp nhận được) trên 50%.
Mô hình sản xuất dưa leo baby theo tiêu chuẩn VietGAP ở Nam Định
Đó là, thu nhập ròng: 91,76% đạt hiệu quả và bền vững, thuộc nhóm hộ lãi ít nhất 1 năm trong 3 năm liên tiếp (2017 - 2019). Trong đó, 49,50% đạt ở mức cao, thuộc nhóm hộ lãi trong 3 năm liên tiếp và 42,26% đạt ở mức chấp nhận được, thuộc nhóm hộ lãi 1-2 năm. Đây là kết quả đáng khích lệ của việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tỷ lệ thoái hóa đất: 83,71% đạt hiệu quả và bền vững, thuộc nhóm hộ có tỷ lệ thoái hóa đất dưới 50%. Trong đó, 68,61% thuộc nhóm hộ có tỷ lệ thoái hóa đất dưới 10% (đạt ở mức cao) và 15,1% thuộc nhóm hộ có tỷ lệ thoái hóa đất từ 10 đến dưới 50% (đạt ở mức chấp nhận được).
Sử dụng phân bón: 79,62% đạt hiệu quả và bền vững, trong đó mức cao là 29,62% và mức chấp nhận được là 50%. Kết quả này cho thấy ý thức của nông dân trong việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro môi trường khi sử dụng phân bón ngày càng được cải thiện.
An ninh lương thực theo thang đo trải nghiệm FIES: 99,35% đạt hiệu quả và bền vững, chỉ có 0,65% không bền vững - thuộc nhóm hộ mất an ninh lương thực ở mức nghiêm trọng. Kết quả này phần nào phản ánh những thành tựu ấn tượng về xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam
Bảo đảm quyền sử dụng đất: 81,78% đạt hiệu quả và bền vững. Đảm bảo các quyền về đất đai góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và trách nhiệm trong việc sử dụng đất.
Mô hình tổ chức sản xuất có tỷ suất và giá trị hàng hóa cao của hộ là trang trại. Để đánh giá chính xác và khuyến khích các hộ mở rộng quy mô sản xuất, ngày 28/02/2020, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí kinh tế trang trại thay Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Xét theo các tiêu chí của Thông tư mới, tại thời điểm 1/7/2020, cả nước có 20.611 trang trại; bao gồm: 5.910 trang trại trồng trọt, chiếm 28,67% tổng số trang trại; 11.688 trang trại chăn nuôi, chiếm 56,71%; 2.782 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 13,50%; 139 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,67%; 39 trang trại sản xuất muối, chiếm 0,19% và 53 trang trại tổng hợp, chiếm 0,26%.
Trong 12 tháng trước thời điểm điều tra 1/7/2020, các trang trại sử dụng 91,22 nghìn lao động thường xuyên, trong đó 45,14 nghìn lao động thuê ngoài, chiếm 49,48% tổng số lao động sử dụng.
Tổng diện tích đất trang trại sử dụng là 122,75 nghìn ha; trong đó, đất trồng cây hằng năm 40,87 nghìn ha, chiếm 33,31% tổng diện tích đất sử dụng của trang trại; 47,08 nghìn ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 38,34%; 11,23 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 9,15%; 17,42 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 14,19%; 6,15 nghìn ha sử dụng cho mục đích khác, chiếm 5,01%.
Đất sử dụng bình quân 1 trang trại tăng từ 5,25 ha năm 2016 lên 5,96 ha năm 2020. Trong đó, đất bình quân 1 trang trại trồng cây hằng năm tăng từ 1,77 ha lên 1,98 ha; đất trồng cây lâu năm tăng từ 2,18 ha lên 2,28 ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,76 ha lên 0,85 ha.
Do mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi nên tổng giá trị sản phẩm bán ra theo giá hiện hành của các trang trại năm 2020 đã đạt 115,96 nghìn tỷ đồng, tăng 27,21% so với năm 2016; gấp 3,0 lần năm 2011.
Mai Văn
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…
Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…
Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…
Để Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La đi vào cuộc sống, tỉnh này vẫn còn…
(Đồng Nai) – Với diện tích trồng chuối xuất khẩu đứng đầu cả nước, Đồng Nai hiện còn triển khai…
Mô hình chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết, khép kín đang là hướng phát triển kinh tế mới…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã bắt tay vào…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…