So với năm 2017, diện tích trồng mía hiện tại của Việt Nam sụt giảm gần một nửa kèm theo sản lượng đường giảm đáng kể khiến không đủ cung cho thị trường, qua đó tạo điều kiện cho đường nhập khẩu thâm nhập.
Sau 5 năm, diện tích trồng mía của Việt Nam đã giảm tới một nửa
Theo thống kê, diện tích trồng mía tại Việt Nam hiện nay khoảng 151.000 ha, sụt giảm gần một nửa so với diện tích năm 2017. Hiện sản lượng mía của nước ta rơi vào khoảng 7,66 triệu tấn/năm.
Các con số tương ứng khác của ngành mía đường cũng sụt giảm đáng kể. Năm 2017 cả nước có 38 nhà máy chế biến đường, đến nay chỉ còn 29. Năng suất trồng mía cũng giảm, từ 64,8 tấn/ha xuống còn 61,5 tấn/ha, còn sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38% trong cùng giai đoạn.
Do sản lượng đường giảm không đủ cung cấp cho thị trường, trong giai đoạn từ 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 1,2- 1,8 triệu tấn đường, trong đó nhập khẩu chính ngạch chiếm từ gần 30-90% trong tổng lượng nhập khẩu, tùy theo từng năm; phần còn lại là đường nhập lậu. Đặc biệt, lượng đường nhập khẩu năm 2020 tăng đến 340% so với 2019, con số có lẽ khiến nhiều người giật mình.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến ngành mía đường ngày một suy yếu như vậy?
Đầu tiên có thể kể đến lý do các nhà máy mía đường ép giá nông dân để thu mua với mức giá thấp. Do sự cạnh tranh không lành mạnh này, nông dân cảm thấy chán nản nên không ít hộ đã chuyển đổi cây trồng, thậm chí bỏ hoang các cánh đồng mía.
Tiếp đó, do Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN nên thuế nhập khẩu đường nhập khẩu vào Việt Nam giảm xuống còn 0-5% theo từng mặt hàng cụ thể bắt đầu từ năm 2020. Trong khi đó, chi phí sản xuất của ngành mía đường Việt Nam hiện cao gấp đôi so với Thái Lan, nên đường Thái Lan đã có cơ hội đánh chiếm thị trường Việt Nam, dù Chính phủ hiện đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập từ Thái Lan với 47% để cứu ngành mía đường.
Việt Nam cần ngành mía đường để giảm sự phụ thuộc, vì thế để ngành mía đường phát triển giống như cách đây khoảng 10 năm, Việt Nam cần nhiều biện pháp hơn nữa để tăng sản lượng và sức cạnh tranh.
Muốn nông dân trồng mía trở lại, lợi ích của bà con phải được đảm bảo bằng những chính sách đặc thù về liên kế giữa nông dân và nhà máy, thương lái. Chính sách này giúp các hộ trồng mía có thu nhập ổn định để duy trì cuộc sống chứ không bấp bênh như trước.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người nông dân, cần có những liên minh giữa các hộ trồng mía để nâng cao vị thế, đồng thời xác định lại tỷ trọng phân chia lợi ích giữa hộ và các bên tham gia chuỗi như hiện nay.
Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, tối ưu hóa sản xuất để giảm chi phí cũng là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng để tăng sức cạnh tranh về giá của đường Việt Nam với đường nhập khẩu.
Cuối cùng, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm soát nhập khẩu, chính sách chống phá giá như đã làm với đường Thái Lan để cứu ngành mía đường Việt Nam.
Hà Dũng (t/h)
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ông Tom Vilsack đã công bố khoản tài trợ ước tính 185 triệu…
Bộ Nông nghiệp Pháp đã công bố khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 60 triệu euro cho…
Từ năm 2017, anh Tạ Đình Dũng, ở thôn Nam Giang, xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) quyết định chuyển…
Vụ đông xuân 2022 – 2023, xã Tam Phú và Tam Thăng (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã đưa vào trồng…
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…