Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Vì thế, việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi cần phải được kiểm soát, nhất là trong bối cảnh giá cả tăng phi mã.
Các Bộ, ngành đang tăng cường các biện pháp siết chặt quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 70-80% chi phí. Vì thế, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã (tăng 10 lần liên tiếp kể từ cuối năm 2020), việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Nếu không, việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lan rộng sẽ ảnh hưởng đến cả ngành.
Chính vì thế, Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), các Sở NN&PTNT tỉnh, thành phố đã và đang tiến hành các biện pháp siết chặt quản lý thức ăn chăn nuôi nhằm đảm chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
Cụ thể, theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong năm 2021, Cục đã lấy 116 mẫu sản phẩm tại 14 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi để kiểm tra chất lượng; nhiều tỉnh, thành phố cũng tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Kết quả là chưa phát hiện các hành vi sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi…
Còn trên địa bàn Hà Nội, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã lấy 30 mẫu để giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường trong năm 2021 và chưa phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi. Dù đây mới là con số nhỏ được lấy mẫu trên tổng số 1.063 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô, nhưng vẫn là một tín hiệu tích cực.
Dù vậy, không phải là không có những vi phạm. Theo Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội, ông Phạm Khắc Diến, năm 2021 Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội đã kiểm tra 39 cơ sở sản xuất, buôn bán nguyên liệu, phụ gia thức ăn chăn nuôi và đã xử phạt 2 cơ sở với số tiền 98 triệu đồng do kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhưng ai cũng hiểu đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, con số thực tế còn cao hơn nhiều và không dễ để quản lý, xử lý triệt để vì nhiều lý do như: chi phí xét nghiệm quá cao, ý thức của các hộ sản xuất, kinh doanh…
Việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngành
Để tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các cơ quan chức năng siết chặt hơn nữa công tác quản lý, tổ chức thanh tra theo kế hoạch kết hợp thanh tra đột xuất về việc chấp hành các quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi, môi trường và điều kiện chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường các giải pháp kiểm soát chất cấm, kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi cũng như việc thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn VietGAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt), chứng nhận hữu cơ…
Ngoài ra, ông Phùng Đức Tiến còn đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc ủy quyền của các đơn vị để giám sát chất lượng nguyên liệu sản xuất cũng như thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ chất lượng và an toàn thực phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường, qua đó xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Còn theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian tới Thủ đô sẽ tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm; các sản phẩm không có bao bì, nhãn mác, quá hạn sử dụng.
Ngành chăn nuôi sẽ chỉ phát triển nếu vật nuôi được ăn sạch, ở sạch và nhiều tiêu chí khác, nhưng ngay tiêu chí tối thiểu là “ăn sạch” vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” thì cần phải có những biện pháp mạnh tay để giáo dục, răn đe. Khó, nhưng cả hệ thống sẽ phải cùng chung tay để loại bỏ những “con sâu”…
Hà Dũng
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…