Tại Hội thảo “Sinh vật biến đổi gen và cuộc sống”, ý kiến của các chuyên gia đầu ngành cho thấy sinh vật biến đổi gen đã và đang mang lại rất nhiều điều tích cực.
Rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia sinh học đầu ngành tham dự Hội thảo
Để chào mừng ngày “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5”, CLB Nhà khoa học ĐHQGHN (VSL) đã tổ chức Hội thảo “Sinh vật biến đổi gen và cuộc sống” thu hút hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học và biến đổi gen vào ngày 17/5.
Nội dung của Hội thảo xoay quanh các vấn đề: Sự an toàn của cây trồng biến đổi gen và sản phẩm của chúng đối với sức khỏe con người, động vật; Ảnh hưởng của sản phẩm biến đổi gen với môi trường và đa dạng sinh học nhìn từ góc độ khoa học và quản lý; Mức độ thâm nhập của sản phẩm biến đổi gen vào chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
GS.TS Lê Huy Hàm - Trưởng Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, một trong những diễn giả của Hội thảo cho biết, tính đến tháng 5/2022, diện tích cây trồng biến đổi gen được cộng dồn trên thế giới là gần 3 tỷ hecta. Hàng chục tỷ tấn lương thực đã được làm ra và tiêu thụ. Đáng chú ý, trong y văn chưa ghi nhận các trường hợp rủi ro trong tiêu dùng.
Cũng theo GS.TS Lê Huy Hàm, hiện đã có 45 nước trên thế giới phê chuẩn sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen được làm thực phẩm, thức ăn căn nuôi, trong đó có các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Mexico, Hàn Quốc, EU, Australia, Philippine, New Zealand, Singapore, Trung Quốc…
Theo GS Hàm, hiện 79% cây bông trên thế giới là cây biến đổi gen, với đậu tương là 74%. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 7-8 triệu tấn đậu tương và sản phẩm đậu tương đa số đều là biến đổi gen.
Trước ý kiến cho rằng những nước phát triển trồng cây biến đổi gen chỉ để xuất khẩu cho các nước nghèo, còn chính nước đó không dùng, GS Hàm đưa ra những con số thống kê để phản biện. Theo đó, năm 2010 tỷ lệ đậu tương biến đổi gen của Mỹ chiếm đến 93%, sản lượng gần 90 triệu tấn thì Mỹ tiêu dùng trong nước khoảng 47,5 triệu tấn, còn lại xuất khẩu. Năm 2012, Mỹ sản xuất được 311,2 triệu tấn ngô biến đổi gen thì tiêu thụ trong nước lên tới 206,3 triệu tấn, chiếm 84%, còn lại là xuất khẩu.
Ngoài ra GS Hàm còn cung cấp thêm thông tin, từ năm 1986 đến năm 2011, Ủy ban châu Âu đã tài trợ 130 dự án, 500 nhóm nghiên cứu độc lập tham gia, 610 bài báo đã công bố. Kết luận không có bằng chứng khoa học là cây trồng biến đổi gen có rủi ro cao hơn đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi so với giống tạo ra bằng phương pháp truyền thống.
Cuối cùng GS Hàm cho biết, Việt Nam xếp thứ 17 trong sản xuất ngô trên thế giới. Tuy nhiên, giống chưa theo kịp yêu cầu về chất lượng trong khi nhu cầu ngày càng lớn. Vì thế ông cho rằng, công nghệ biến đổi gen là giải pháp tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo
Cùng quan điểm với GS Hàm, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội sinh học Việt Nam, Tổng thư ký hội vi sinh vật học Việt Nam, cho biết bên cạnh cây trồng biến đổi gen thì động vật chuyển gen cũng có nhiều thành tựu.
"Tôi quan tâm đến một nghiên cứu của một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh. Họ nghiên cứu một con heo siêu nhỏ để nghiên cứu tế bào gốc. Nó đã được sản xuất thành công và giá thành rất cao. Mỗi con heo tính ra tiền Việt Nam là 34 triệu đồng/con.
Chính vì lợi nhuận như vậy nên người ta đã sản xuất số lượng lớn, tạo ra hai trại heo chuyển gen để tạo ra con heo mini rồi dùng heo mini để nghiên cứu tế bào gốc”, GS Lân Dũng cho biết.
Còn theo GS.TS. Nông Văn Hải - Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhìn từ góc độ khoa học, sinh vật biến đổi gen (cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật) là các sinh vật được cải biến di truyền bằng kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại. Trong đó, một hoặc một nhóm các gen chức năng được chủ động biến nạp vào hệ gen của sinh vật nhằm tạo ra một số đặc tính mới của sinh vật theo mong muốn của con người. Công nghệ chuyển gen là một giải pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ sản xuất và đời sống của con người. Việc chuyển gen sản xuất insulin vào vi khuẩn đã mở ra công nghiệp sản xuất insulin, đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới. GS. Hải cũng chỉ ra một số phương pháp chuyển gen hay sự an toàn của sản phẩm biến đổi gen trong sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu độc học và khả năng gây dị ứng…
Được biết, Việt Nam có ít nhất 14 văn bản pháp lý liên quan đến cây trồng và sản phẩm cây trồng biến đổi gen ở mức khác nhau như Luật, Nghị định, thông tư đã được xây dựng và hoàn thiện từ năm 2006. Đến nay, Việt Nam đã đưa vào sản xuất 16 giống bắp biến đổi gen kháng sâu, kháng thuốc diệt cỏ, vừa kháng sâu, vừa kháng thuốc diệt cỏ.
Hà Dũng (t/h)
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…