Trước những hiệu quả do ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại, Hà Nội đang có những cơ chế, chính sách thông thoáng để thúc đẩy, nhân rộng mô hình này.
Hà Nội đã và sẽ có những cơ chế, chính sách thông thoáng để phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản.
Theo thống kê, ở lĩnh vực trồng trọt hiện Hà Nội có 127ha rau áp dụng mô hình nhà lưới, 47ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 150,8ha hoa và 1.127ha cây ăn quả đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất đã ứng dụng công nghệ cao vào một số khâu như: Làm giàu ô xy bằng quạt nước (hơn 6.000ha), sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nước (hơn 9.000ha)... Trong chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ mới như công nghệ sinh học, hữu cơ… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cũng chính nhờ áp dụng công nghệ cao nên dù mới chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thủ đô.
Cụ thể, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống từ 10% đến 12%, giá trị kinh tế gia tăng từ 25% đến 30%.
Trước sự hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, hiện Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích nông dân, HTX hay doanh nghiệp nhân rộng mô hình này.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết thời gian tới, ngành Nông nghiệp thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số...; đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó là tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; gắn kết nông dân với thị trường và doanh nghiệp.
Ngoài ra, ngành Nông nghiệp tiếp tục thúc đẩy hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn... để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô và hướng tới xuất khẩu.
Còn theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN&PTNT), do các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội còn nhỏ lẻ, phân tán, nên việc nhân rộng, tạo ra mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ giữa nông dân với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì thế, Hà Nội rất cần các cơ chế, chính sách thông thoáng để tạo điều cho các bên phát triển, nhân rộng mô hình.
Hiện huyện Ứng Hòa là một trong những địa phương đi đầu phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết huyện đã phê duyệt đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Ứng Hòa theo hướng hàng hóa công nghệ cao, bền vững, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có ít nhất 330 trang trại ứng dụng công nghệ cao.
Hà Dũng (t/h)
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Đây chính là hiệu quả, ý nghĩa của mô hình Điểm sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao do…
Nhiều người dân, doanh nghiệp ở Đắk Nông đã đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông…
Ngành nông nghiệp toàn cầu đang không ngừng chuyển mình, đón đầu những xu hướng mới nhằm nâng cao năng…
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm qua, tỉnh đã chú trọng ứng dụng công…
Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) của ngành nông nghiệp, chiều 27/4, Sở Thông tin và Truyền…
(Chinhphu.vn) – Đại học Quốc gia Hà Nội cần lựa chọn để tập trung vào một số lĩnh vực khoa…
Để tạo thuận lợi cho hàng hóa nông sản “xuất ngoại”, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An và các địa…
Qua hơn 2 năm triển khai, đề án Phát triển nông nghiệp đô thị cho vùng kinh tế Tây Nam…
Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…