Thu hoạch trứng gà tại trang trại chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ của gia đình ông Hoàng Mạnh Ngọc, xã Liên Hà (huyện Đông Anh).
Với hơn 40 mô hình sản xuất theo chuỗi khép kín, ứng dụng công nghệ cao, nông dân huyện Đông Anh đã và đang nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chất lượng cao theo hướng hữu cơ của gia đình hội viên nông dân Hoàng Mạnh Ngọc ở xã Liên Hà là một trong những mô hình chăn nuôi tiêu biểu của thành phố và huyện Đông Anh.
Ông Hoàng Mạnh Ngọc chia sẻ, trang trại có quy mô sản xuất 1,2ha. Toàn bộ gà được nuôi theo hướng thương phẩm với các loại gà nổi tiếng: Gà Mía (Sơn Tây), gà Hồ (Bắc Ninh), gà Đông Tảo (Hưng Yên)...
Đây là những giống gà chất lượng cao, được chăn nuôi theo phương thức bảo tồn gen và bán con giống. Trang trại còn đầu tư 60 máy ấp trứng, sản lượng 1,5 vạn con gà giống được xuất chuồng/ngày. Toàn bộ quy trình sản xuất của trang trại đều áp dụng công nghệ thông tin trong các khâu kiểm soát nhiệt độ, thức ăn, nước uống tại chuồng nuôi, nhiệt độ trạm ấp... qua phần mềm kết nối mạng internet trên điện thoại thông minh.
Không chỉ trong chăn nuôi, tại vùng trồng rau trọng điểm xã Vân Nội (huyện Đông Anh), nông dân cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất rau an toàn. Bà Trần Thị Tình, hội viên nông dân xã Vân Nội cho biết, hầu hết diện tích trồng rau an toàn tại xã đều được ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhiều hộ chủ động sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ, sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, có truy xuất nguồn gốc, hình thành chuỗi cung ứng khép kín.
Nhiều diện tích trồng rau được công nhận là sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Hiện, nhiều doanh nghiệp đã liên kết, hỗ trợ nông dân trong quá trình trồng, tiêu thụ rau sạch, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập ổn định, bình quân 4-5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, chịu tác động khá lớn từ đô thị hóa song chính quyền và nông dân huyện Đông Anh đã chủ động xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp tiêu chí quận, bảo đảm gia tăng giá trị sản xuất. Đặc biệt, thực hiện Đề án đầu tư xây dựng Đông Anh thành quận đến năm 2025, huyện xác định việc phát triển nông nghiệp phải theo hướng mới, an toàn và hiệu quả hơn, trong đó ứng dụng công nghệ cao là khâu đột phá.
Mới đây, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân, chủ các trang trại tiếp cận việc số hóa trong sản xuất, tạo tiền đề xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Anh Phạm Đức Trọng cho biết: "Thời gian tới, Hội Nông dân huyện định hướng cho nông dân trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, nông nghiệp công nghệ cao...
Hội cũng phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác đào tạo để xây dựng lực lượng cán bộ trẻ có trình độ về khoa học, kỹ thuật và kỹ năng quản lý phù hợp yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hình thành tư duy thị trường, năng lực tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cho hội viên nông dân. Cùng với những nội dung trên, Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình liên kết, tạo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ một cách hiệu quả".
Sông Thao (T/h)
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, những năm gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã…
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…
Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…
Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…
Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…
Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…
Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…
Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…