Trao đổi với báo chí ngày 5-9, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, đây chỉ là cách thức mà các nước có FTA với Việt Nam dựng lên để tạo hàng rào kỹ thuật. Khi nào họ cấm Việt Nam xuất khẩu thanh long thì mới gọi là vi phạm, nhưng ở đây họ không cấm mà chỉ nâng mức kiểm tra.
Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Anh thông tin, một số siêu thị ở Anh như Waitrose, Whole Food đã dừng bán thanh long Việt Nam và chuyển sang bán thanh long Tây Ban Nha hoặc Campuchia.
Nguyên nhân là do vừa qua, Cục Tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA) và Cục Tiêu chuẩn thực phẩm Scotland (FSS) đã có bằng chứng thực tế (phân tích khoa học) về thanh long Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu, tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.
Do đó, FSA và FSS dự kiến đề xuất đưa trái thanh long Việt Nam từ Phụ lục II (sản phẩm phải được xét nghiệm và được cấp giấy chứng nhận an toàn tại Việt Nam trước khi xuất khẩu) sang Phụ lục I (sản phẩm phải được xác minh và tái kiểm thực tế 50% tại cảng đến trước khi được phép lưu thông trên thị trường).
Mặc dù vậy, sau khi có thông tin này, cơ quan kiểm dịch thực vật và chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn, chất lượng nông sản (trái cây) xuất khẩu là Cục Bảo vệ thực vật và Văn phòng SPS Việt Nam (đều thuộc Bộ NN-PTNT) lại khẳng định, chưa nhận được thông tin này từ cơ quan chức năng của Anh.
Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, mới chỉ nhận được thông tin Vương quốc Anh dự kiến tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm đối với trái thanh long của Việt Nam từ mức 20% lên 50%, nên đã gửi thông tin tới đầu mối SPS của Vương quốc Anh, đề nghị giữ nguyên tần suất kiểm tra thanh long của Việt Nam cho đến khi hai bên có đầy đủ căn cứ.
Sau hơn một tháng gửi công văn, đến nay, Văn phòng SPS Việt Nam vẫn đang chờ phản hồi từ cơ quan đầu mối SPS của Vương quốc Anh.
Còn theo Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2020 đến tháng 7-2023, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Vương quốc Anh 193 lô với khoảng 625 tấn thanh long tươi và đông lạnh. Đối với thị trường Anh, đến nay, Văn phòng SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết, đang phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam kiến nghị Vương quốc Anh giữ nguyên tần suất kiểm tra 20% và đề nghị cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thanh long Việt Nam.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tỷ trọng và sản lượng thanh long mà Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh là không nhiều. Cụ thể, năm 2020, lượng thanh long tươi mà Việt Nam xuất khẩu sang Anh chỉ có 5,76 tấn; năm 2021 là 155,75 tấn; năm 2022 là 184,82 tấn và từ đầu năm 2023 đến nay là 253,295 tấn. Tổng cộng trong 4 năm chỉ xuất khẩu trên dưới 600 tấn thanh long sang Anh, trong khi tổng sản lượng thanh long Việt Nam xuất khẩu đi các nước lên tới khoảng 1,3 - 1,4 triệu tấn.
Điểm đáng chú ý theo ông Nguyên, hiện nay Tây Ban Nha cũng đã trồng khá nhiều thanh long, trong khi Tây Ban Nha là quốc gia thuộc châu Âu, nên thanh long Tây Ban Nha giống như hàng nội địa của EU, đang dần xâm chiếm hệ thống bán thanh long của Việt Nam tại thị trường EU và thị trường Anh nói riêng.
Hiện Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo cam kết, hàng rào thuế quan sẽ được cắt giảm đối với nông sản, nên thay vì cấm, các nước sẽ dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng nội khối. "Tôi cho rằng, đây là biện pháp họ dựng lên để tiêu thụ hàng trong khối của họ", ông Nguyên nói và cho biết: "Chúng tôi đang phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam làm công văn xin đề nghị họ giữ nguyên tần suất kiểm tra 20% và nếu được thì giảm xuống nữa, vì nếu đưa lên tỷ lệ kiểm tra 50% thì chắc chắn không doanh nghiệp nào xuất khẩu được".
Theo VĂN PHÚC (saigongiaiphong.vn)
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Hữu cơ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi…
IFOAM châu Âu lấy làm tiếc vì Nghị viện châu Âu không đồng ý về quy định giảm thiểu thuốc…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải của Ireland, bà Pippa Hackett cho biết, số lượng trang…
Tập đoàn đa quốc gia Fonterra của New Zeland (chiếm 30% sản lượng xuất khẩu sữa của thế giới) cho…
Hội chợ thực phẩm Hữu cơ Bắc Âu 2024 sẽ chuyển đến KistaMässan ở Stockholm (Thuỵ Điển) theo nhu cầu…
Bang Burgenland của nước Áo đã giành được giải thưởng “Khu vực Hữu cơ tốt nhất EU 2023” nhờ có…
Thị trường phân bón Hữu cơ đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể bởi nhận thức ngày càng tăng…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…